/ 600
779

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 141

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 12.09.2010

Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà_HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 163, hàng thứ năm: “Trú kỳ đặc pháp”, đây là câu kinh văn.

Xem chú giải bên dưới: Tịnh Ảnh Sớ nói: “Pháp Phật đạt được, vượt qua những người khác, thế gian không có, nên gọi là đặc biệt hy hữu. Trong Hợp Tán nói: Phương pháp bí mật cứu tế phàm phu, ngày nay mới nói, nên gọi là trú kỳ đặc”. Chúng ta xem đoạn này trước.

Tịnh Ảnh Sớ là chú giải của đại sư Huệ Viễn thời nhà Tùy, trong câu này ông nói: “Pháp Đức Phật đạt được, vượt qua mọi người”. Tức là nói những gì Đức Phật chứng được, cũng có thể nói những gì Đức Phật thấu triệt. Đức Phật làm sao đạt được, làm sao để thấu triệt? Vì sao chúng ta không đạt được, vì sao không thấu rõ? Đạo lý và chân tướng sự thật này không thể không hiểu. Đức Phật là bậc đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, ngài đã thấy được tự tánh. Tự tánh nghĩa là rốt ráo chân thật, là thường tịch quang.

Trong bộ kinh này Đức Phật nói ba loại chân thật: Lợi ích chân thật, trí tuệ chân thật, điều này trong tự tánh vốn có. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói rất nhiều lần: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai. Như Lai nghĩa là tự tánh. Trong thuật ngữ triết học gọi là bản thể của vũ trụ vạn hữu, nghĩa là nói tất cả vạn hữu trong vũ trụ là từ nó sanh ra. Trong Phật pháp cũng nói như vậy, nó là năng sanh năng hiện. Tự tánh là năng sanh năng hiện, thức là năng biến.

Chúng ta xem Địa Tạng Kinh Khoa Chú, trong này viết về năm loại huyền nghĩa rất hay. Họ đem năm loại cương yếu này, đều trở về tánh thức, rất nhiều pháp sư không có tư tưởng này. Họ nói rất hay, vì sao vậy? Vì tánh năng sanh năng hiện, thức năng biến. Tất cả pháp giữa vũ trụ là sở sanh, sở hiện, sở biến. Thấy được chân tướng sự thật này gọi là minh tâm, tâm sáng liền thấy được tánh. Chúng ta có tâm, tâm bị nhiễm ô, nên không thấy được tánh. Trên thực tế tâm tức là tánh, tánh nghĩa là tâm.

Khi mê, Phật giáo có một danh từ gọi là A lại da, không gọi là tâm tánh, gọi là A lại da. A lại da tức là tâm tánh đã mê mất tự tánh, đang mê. Phật là đấng giác ngộ viên mãn, nên ngài đích thực là trở về tự tánh. Pháp ngài đạt được là tất cả pháp khắp biến pháp giới hư không giới, ngài hoàn toàn hiểu rõ, đều là chính mình tâm hiện tâm sanh. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm, là tâm thức của mình biến hiện ra, hoàn toàn hiểu rõ. Hiểu rõ tất cả là cảnh giới gì? Biến pháp giới hư không giới và chính mình là nhất thể, hiểu được chân tướng sự thật này. Điều này Lão Tử từng nói: “Thiên địa và ta cùng một nguồn gốc”.

Hiện nay các nhà khoa học cũng dần dần chứng minh thể nhất quán, biến pháp giới hư không giới với bản thân chúng ta là nhất thể. Nên vượt qua những người khác, những người khác là chỉ 41 vị pháp thân đại sĩ, vượt hơn họ. “Ở thế gian không có”, chữ thế ở đây là chỉ mười pháp giới. Trong mười pháp giới không có ai thấy được chân tướng sự thật này. Đạo giáo nói: Thiên địa với ta cùng nguồn gốc, vạn vật với ta là một thể.

Từ trên đoạn kinh văn này chúng ta có thể lãnh hội được Nho và Đạo, đều là Phật Bồ Tát thị hiện, vì lúc đó Phật giáo vẫn chưa truyền đến Trung. Thời đại của Khổng Mạnh, Lão Trang, Phật giáo chưa truyền đến Trung quốc, nhưng những gì họ nói lại hoàn toàn tương đồng. Khiến chúng ta nghĩ đến những gì đọc được trong kinh điển đại thừa, Phật Bồ Tát ứng hóa trong mười pháp giới. Cần dùng thân gì để được độ thoát, họ liền hiện thân đó. Phật Bồ Tát không có thân thể nhất định, cũng không có phương pháp giáo hóa chúng sanh nhất định. Hoàn toàn là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, đây là Bồ Tát Phổ Hiền nói.

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: “Tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng”. Phật Bồ Tát thị hiện trong mười pháp giới, thật như vậy, họ ở đâu? Trú trong pháp kỳ đặc, điều này không hề giả, vì sao vậy? Bất luận ứng hóa ở đâu, hay hiện thân gì, họ đều không hề khởi tâm không động niệm. Ở trước chúng ta đọc đến bát tướng thành đạo, ý nghĩa của bát tướng thành đạo là biểu trưng ngài từ sanh đến lão tử. Đấu tích của một đời, hình như không có gì khác với người thế gian chúng ta, trên thực tế khác nhau hoàn toàn. Điều này không thể không biết. Thị hiện tất cả mọi thứ, ngài chỉ có một mục tiêu là giúp tất cả chúng sanh có nhân duyên phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Chỉ một phương hướng, một mục tiêu như vậy. Đây là từ trên gốc độ của chúng ta để nhìn Phật và pháp thân đại sĩ. Trên gốc độ của họ trì sao? Họ đến khởi tâm động niệm còn không có, làm gì có phân biệt chấp trước! Phàm phu chúng ta có phân biệt chấp trước. Khi hiểu được đạo lý này, mới có thể lãnh hội được ý nghĩa của trú trong pháp kỳ đặc, nó thật sự là kỳ đặc.

/ 600