/ 600
922

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 79

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Nhật Chí

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 14.07.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị pháp sư, Chư vị đồng học, xin an tọa. mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 84, bắt đầy xem từ câu thứ hai, hàng thứ sáu từ dưới lên.

“Hựu Hán dịch xưng A Di Đà Phật vi Vô Lượng Thanh Tịnh Phật”. Trong năm bản dịch, bản dịch của triều Hán. Đề kinh là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Đề mục này khi Hạ Liên Cư hội tập đã áp dụng, nghĩa là nửa sau của đề kinh hiện nay.

Trong kinh Phật xưng A Di Đà Phật, chính là “Vô Lượng Thanh Tịnh Phật”. Bốn chữ A Di Đà Phật này là tiếng Ấn Độ, tiếng Phạn của Ấn Độ xưa, có thể phiên dịch thành “Vô Lượng Thanh Tịnh Phật”. A dịch là VÔ, DI ĐÀ dịch là LƯỢNG, PHẬT dịch là GIÁC. Trong đề kinh chúng ta thấy Thanh Tịnh – Bình Đẳng – Giác. Dùng một chữ GIÁC này, tức Thanh Tịnh Bình Đẳng ở trên, đều bao gồm cả trong đó rồi. Cho nên, chúng ta gọi Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, cũng chính là hàm nghĩa Phật A Di Đà. Cho nên trong đề mục này, tên của Phật, tên của Bồ Tát đều mang ý nghĩa rất thâm sâu. Nó là tượng trưng, tượng trưng cho pháp môn này. Pháp môn cũng giống như các khoa mục ở nhà trường của bây giờ vậy. Quí vị nghiên cứu hạng mục nào, thì nó đại diện cho hạng mục đó.

Trong hạng mục này có 3 cấp bậc. Thứ nhất là Thanh tịnh, thứ hai là Bình đẳng, thứ ba là Giác mà không mê. Chỗ này vẫn đang giảng đề kinh. Trong đề kinh bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Ba ý nghĩa này là đại diện cho ba sự thành tựu của việc tu học. Ba cái đều coi là thành tựu, giống như học vị ở nhà trường hiện nay vậy. Tức là nói đến Tiến sĩ, Thạc sĩ và Cử nhân. Trường học bây giờ đều chia thành như thế.

Trong đạo Phật cũng có học vị, học vị cao nhất là Đức Phật, học vị thứ hai là Bồ Tát và học vị thứ ba là A La Hán. Trong đề kinh này, vừa đúng đã hiển thị ba học vị này. Nếu quí học Phật đạt được tâm thanh tịnh, vậy quí vị là A La Hán. Học vị thứ nhất quí vị đã đạt được.

Thế nào gọi là thanh tịnh tâm? Kiến Tư phiền não ở trong lòng quí vị buông xả hết, không còn nữa. Nếu lấy tiêu chuẩn trong kinh Hoa Nghiêm để nói, thì đối với mọi việc của thế gian không còn chấp trước nữa. Vì sao? Bởi ta đã hiểu rõ tất cả pháp trong thế gian đều không thật. Như trong kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyển bào”. Nó không phải thật. Đến thân của chính mình cũng không phải thật, huống gì là vật ngoài thân.

Vậy tại sao ta không buông xả? không buông xả là sai. Tâm ta đã bị nhiễm ô, trong tâm có phiền não chính là nhiễm ô. Cho nên tâm thanh tịnh, phải thành tựu công phu này, thì thật sự đạt được thanh tịnh. Đây là học vị thứ nhất.

Lên cao hơn nữa, chẳng những chúng ta không còn chấp trước đối với tất cả pháp mà đến ý niệm phân biệt cũng đều không có. Điều này quả thật rất cao, đây là Bồ Tát. Quí vị đã đạt được học vị thứ hai.

Cao lên hơn nữa. Chẳng những không còn phân biệt, mà khởi tâm động niệm cũng đều không có, như như bất động. Đây chính là GIÁC, giác mà không mê. Đây là học vị cao nhất, là Phật. Cho nên thanh tịnh là A La Hán, bình đẳng là Bồ Tát và giác là Phật.

Giáo dục của đức Phật dạy điều gì? Mục tiêu cuối cùng chính là khiến ta đạt được điều này. Đây là tự tánh. Trong tâm thanh tịnh của tự tánh, vốn đầy đủ. Mọi người đều có. Cho nên đức Phật nói hết thảy chúng sanh vốn là Phật. Bởi vì tánh Phật này quí vị đã có sẵn. Đã có, tại sao bây giờ lại không có? Vì mê. Mê trong cảnh giới của hư vọng, ở trong đó ta khởi lên tự tư tự lợi, khởi lên ý niệm này, khởi lên thị phi nhân ngã, khởi lên tham sân si mạn. Quí vị đã bị ô nhiễm. Ô nhiễm, thì gọi là phàm phu. Ta vốn là Phật, bây giờ gọi là phàm phu. Phàm phu trong mắt Đức Phật, vẫn là một vị Phật. Bởi vì Phật nhìn vào tự tánh của quí vị, chứ không nhìn vào tập khí của quí vị.

Trong Tam Tự Kinh nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Bổn thiện là gì? Thanh tịnh Bình đẳng Giác là bổn thiện. Đó không phải do ta giác ngộ được. Trong bản tánh của ta vốn có, bây giờ mê mất bản tánh, nên bản tánh không thể khởi tác dụng. Không phải không khởi tác dụng, cũng khởi tác dụng, nhưng khởi tác dụng lệch lạc. Tác dụng đã lệch lạc, thanh tịnh biến thành phiền não. Trong giáo lý Đại thừa nói biến thành Kiến tư phiền não, Bình đẳng biến thành Trần sa phiền não, Giác biến thành Vô minh phiền não. Tất cả đều đã biến chất. Cho nên, giáo lý Đại thừa dạy chúng ta “phiền não tức Bồ đề”. Khi đã giác ngộ, thì ba loại phiền não sẽ trở về Thanh tịnh Bình đẳng Giác vốn có.

/ 600