/ 600
758

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 78

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 13.07.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

  Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an toạ. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 83 hàng thứ 6. Chúng ta bắt đầu xem từ đoạn giữa.

  “Cực lạc quốc độ như thị công đức trang nghiêm bất khả tư nghị. Hựu, bỉ cực lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Như thượng sở dẫn, chánh hiển kinh đềtrung trang nghiêm chi nghĩa”. Chúng ta xem đến chỗ này. Đây là chúng ta tiếp tục học hai chữ trang nghiêm trong đề kinh.

  Trong kinh Di Đà Đức Phật thường nói đến “kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm”. Cực lực tán thán thế giới Cực Lạc, công đức tu hành của chư Phật chư Bồ Tát, đây là “năng trang nghiêm”. Còn quả báo y chánh của thế giới Cực Lạc là “sở trang nghiêm”.  Trong kinh đại thừa Đức Phật thường nói: “tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển, cực lạc thế giới A Di Đà phật, thân hữu vô lượng tướng, tướng hữu vô lượng hảo”. Như vậy thế giới Cực Lạc là thế giới bình đẳng, Phật thọ vô lượng. Người sanh đến tây phương thế giới Cực Lạc, bất luận là phẩm vị nào, cho dù là cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh. Thì thọ lượng, tướng hảo, trang nghiêm của họ với Phật A Di Đà không có gì sai biệt.

  Từ chỗ này hiển thị công đức giáo hoá của Phật và công đức tu học của chư Bồ Tát, thù thắng biết bao nhiêu! Cho nên trong quả báo chúng ta nhìn thấy công đức tu hành, nhân quả bất nhị. Từ nhân thấy quả, từ quả thấy nhân. Chúng ta sẽ hiểu rõ, “năng trang nghiêm” là tu công đức_công đức tu hành. Chúng ta quy nạp lại nói, vô lượng công đức đều không ngoài bồ đề tâm. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi đều đạt đến cứu cánh viên mãn.

  Người vãng sanh về cõi phàm thánh đồng cư, chúng ta biết phiền não của họ chưa đoạn. Cõi phương tiện, đã đoạn kiến tư phiền não, nên công phu của họ, chí ít cũng tu đến tiểu thừa tu đà hoàn, Bồ Tát sơ tín vị của đại thừa. Họ vãng sanh vào cõi phương tiện hữu dư. Cõi phương tiện hữu dư cũng có tam bối cửu phẩm. Như vậy chúng ta có thể thấu triệt, tiểu thừa tứ quả tứ hướng. Tứ hướng là sơ quả hướng bất đàm, quả này vẫn ở trong cõi đồng cư. Sơ quả trở lên đến A la hán là bảy giai cấp, phân phối trong chín phẩm. Chúng ta đại khái cũng biết giai cấp vãng sanh này. Lên cao hơn nữa thì phân biệt cũng đoạn, phân biệt là trần sa vô minh. Chấp trước là kiến tư vô minh. Vô minh chính là phiền não, còn phải phá nhất phẩm vô thỉ vô minh. Không khởi tâm không động niệm, mới có thể sanh vào cõi thật báo trang nghiêm. Nhưng thế giới Cực Lạc vô cùng thù thắng.

  Oai thần đại nguyện của Phật A Di Đà, gia trì cho những người đới nghiệp vãng sanh. Tuy phẩm vị không cao, nhưng có trí tuệ- đạo lực- đức năng- phước báo. Đức Phật thường giảng “trí tuệ đức tướng”, đều đồng với A Duy Việt Trí Bồ Tát. Điểm này thật không thể nghĩ bàn! Vì sao? Vì ở thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà có thể gia trì. Chư Phật Như Lai của thế giới tha phương tại sao không thể gia trì những chúng sanh đới nghiệp này? Người học Phật chúng ta đều hiểu, Phật Phật đạo đồng. Vì sao Phật A Di Đà thù thắng?

  Phật Phật đạo đồng là không sai, trí tuệ cũng đồng, đức tướng tương đồng, tướng hảo tương đồng. Họ có bất đồng, nhưng bất đồng điều gì? Ở chỗ phát nguyện bất đồng. Phật A Di Đà phát ra hoằng nguyện xác thực là rất thù thắng. Khi ngài chứng đắc quả vị cứu cánh, những nguyện mà ngài phát tất cả đều hiện thực, không có nguyện nào là hư nguyện, nên thành tựu vô cùng thù thắng trang nghiêm. Ở thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà chưa từng gián đoạn việc giáo hoá. Bồ Tát vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, không có gián đoạn học tập, mỗi ngày đều học. Ngạn ngữ có câu: “Sống đến già, học đến già học không hết”. Chư Phật Bồ tát ở thế giới Cực lạc.

  Đây là ba loại trang nghiêm mà Vãng sanh luận nói, Phật trang nghiêm, Bồ Tát trang nghiêm, Quốc độ trang nghiêm. Giáo hoá của Phật không có trung đoạn, không có kết thúc. Học tập của Bồ Tát không có gián đoạn cũng không có kết thúc. Quốc độ thù thắng trang nghiêm, quả báo bất khả tư nghị! Những thứ cần học có thể học hết được chăng. Xưng tánh, tánh đức là viên mãn. Khi chứng đắc là viên mãn. A Duy Việt Trí Bồ Tát, thông thường mà nói thì đã chứng đắc viên mãn. Họ đã buông bỏ khởi tâm động niệm, thật sự đã nhập vào cảnh giới bình đẳng tánh_ bình đẳng chính là Phật.

/ 600