/ 600
621

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập: 76

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 11.07.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

  Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an toạ. Mời xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 81 hàng thứ năm, bắt đầu xem câu cuối cùng.

  “Hựu dĩ thử thừa năng tận nhất thiết chư pháp biên đệ cố danh vi đại”. Chúng ta tiếp tục học đại thừa là gì? Lúc còn tại thế, Đức Thế Tôn giảng kinh giáo hoá suốt 49 năm. Mười hai năm đầu giảng A hàm là tiểu thừa, sau thời Phương đẳng là thuộc về đại thừa, nên quý vị có thể lãnh hội được. Trong 49 năm, mười hai năm giảng tiểu thừa. Tiểu thừa là cơ sở của đại thừa. Tiểu thừa thiên về giáo dục căn bản vững chắc, luân lý, đạo đức, nhân quả, Những thời giảng về tiểu thừa này vô cùng đầy đủ, là nền giáo dục rất hay dùng để phổ tế nhân gian.

  Bây giờ chúng ta giảng về giáo dục quốc dân_ giáo dục phổ cập, có thể làm nền móng cho một người, là điều kiện cơ bản để làm người. Nội dung lấy năm giới và thập thiện nghiệp làm căn bản. Ngũ giới thập thiện tuy thấy rất đơn giản, chỉ có vài điều, nhưng nếu triển khai nó dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Quý vị xem tiểu thừa tứ quả tứ hướng, họ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, biến thành ba ngàn oai nghi. Ta có thể có xem thường nó chăng?

  Bây giờ chúng ta xem lại Đệ Tử Quy của Nho giáo, những năm gầm đây đã có một số người giác ngộ, siêng năng học tập và đạt được lợi ích chân thật. Tất cả nội dung văn tự chỉ nói một trăm mười ba việc. Hình như nói nhiều hơn ngũ giới thập thiện trong phật pháp. Ngũ giới thập thiện triển khai có ba ngàn điều. Một trăm mười ba điều này triển khai ra có thể ít hơn ba nghìn oai nghi sao? Làm sao để triển khai là do trí tuệ của chúng ta. Người ta nói “Cử nhất phản tam, văn nhất tri thập”, là đạo lý này.

  Đại thừa Phật pháp nói, một lần nghe ngàn lần ngộ, tức là nói chúng ta học rồi thì làm sao để triển khai chúng? Ngạn ngữ nói: “hoạt học hoạt dụng”. Nếu biết ứng dụng thì mỗi ngày sẽ nghĩ đến nó. Hàng ngày suy nghĩ, hôm nay tôi từ sáng đến tối, sinh hoạt, làm việc, đối nhân xử thế, tiếp vật, đối chiếu từng cái từng cái. Chỗ nào tôi làm được, chỗ nào chưa làm được, như vậy từ từ sẽ phát hiện, một điều biến thành mười điều, mười điều biến thành một trăm. Có giới hạn không? Không có, thật sự không có.

  Bồ Tát có thể đem mười thiện nghiệp biến thành tám vạn bốn ngàn điều, tám vạn tế hạnh. Là gì? là thập thiện nghiệp đạo. Điều này nói rõ trí tuệ Bồ Tát, tâm của Bồ Tát, lớn hơn trí tuệ A la hán, cẩn mật hơn tâm của A la hán. Nên đó mới gọi là viên mãn! Thập thiện viên mãn là thành Phật. Vì sao? Biểu lộ tánh đức viên mãn. Tóm lại là phải biết dụng tâm, phải làm thật sự. Thật sự làm trong Phật pháp còn có oai thần bất khả tư nghị của Phật Bồ tát gia trì, tự nhiên đạt được cảm ứng, mới thật sự đạt được pháp hỷ sung mãn.

  Hiện nay rất nhiều người học Phật thối chuyển, đây cũng bình thường. Một nghìn người học Phật, trong đó có một hai người không thối chuyển là quá tốt. Nên thối chuyển là hiện tượng bình thường. Vì sao họ thối chuyển? Người đó vì sao không thối chuyển? Điều này trong nhà Phật nói họ có nếm được pháp vị hay không. Nếu không nếm được pháp vị, lúc học sẽ rất cực khổ, lúc học có rất nhiều dấu hỏi trong đó. Gặp trắc trở, thối tâm là hiện tượng rất bình thường. Còn học rồi mà họ không thối tâm, luôn kiên trì là vì họ đã nếm được pháp vị.

  Làm sao mới có thể nếm được pháp vị? người xưa nói rất nhiều, nói rất đơn giản và cũng nói rất rõ ràng. Cái gì càng quan trọng thì càng đơn giản. Quý vị xem, Tam tự kinh chỉ có ba chữ “quý dĩ chuyên”. Thế xuất thế gian pháp đều coi trọng nguyên tắc này. Chuyên trong Phật pháp nói là tam muội. Chúng ta học “Vô Lượng Thọ Kinh”_chuyên, nhất tâm định trên đó, thì những gì ta đạt được là niệm Phật tam muội. Học “Hoa Nghiêm Kinh”, nhất tâm định trong Hoa Nghiêm, đạt được Hoa Nghiêm tam muội. Nên nhất định phải ghi nhớ, trong Kinh Bát Nhã cũng chính là trong Kinh Kim Cang Đức Phật nói: pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Pháp môn này không chỉ định là pháp môn nào.

  Hay nói cách khác, pháp môn này bao quát tất cả, bao quát tất cả Phật pháp. Trong bốn mươi chín năm thuyết pháp, Đức Thế Tôn thuyết bao hàm tất cả các pháp khác. Tất cả pháp của thế xuất thế gian đều ở trong đó. Ngài không có nói pháp môn bình đẳng không có cao thấp. Đây là ngoài pháp thế gian, ngài không có nói như vậy. Không có cách nói này cũng bao hàm trong đó.

/ 600