/ 600
762

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 75

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Ngày giảng: 10.07.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

  Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an toạ. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 81 hàng thứ 2, vẫn là đề kinh.

  “Đại thừa giả, dụ dã. Thừa dĩ vận tải vi nghĩa”. Chữ này âm cổ đọc là “thắng”, bây giờ mọi người đều đọc “thừa”. Bây giờ đọc “thắng” không ai hiểu. Chúng ta tuỳ tục mà dùng là Đại thừa. Ví dụ như ngày xưa, khi chúng ta đi đâu thường ngồi thuyền, ngồi xe, cưỡi ngựa. Cởi ngựa là “thừa mã”. “Thừa” tức là vận tải_chuyên chở.

  “Đại giả sở thừa”, hoặc là nói “sở thừa giả đại”. Đó gọi là Đại thừa. Đây là giải thích ý nghĩa của hai chữ này, “đại giả sở thừa” không phải người phổ thông, mà người có đạo đức, có đức hạnh. Chư Phật Bồ Tát là đại nhân, các ngài thường chuyên chở, hoặc là “sở thừa giả đại”, như hiện nay một số người học Phật. Chúng ta cũng học kinh giáo Đại thừa, nên chúng ta càng phải chuyên chở rất lớn_đây gọi là Đại thừa.

  “Biệt ư thanh văn duyên giác cẩn cầu tự giác chi tiểu thừa”, sai biệt là ở chỗ này. Đối lập với đại thừa là tiểu thừa. Người tiểu thừa chỉ cầu tự giác, đại thừa không như vậy, không những cầu tự giác mà còn phải giác tha. Giúp đỡ tất cả chúng sanh đi đến giác ngộ. Tâm lượng họ rộng lớn, những gì họ làm cũng lớn, nên được xưng là đại thừa.

  Chúng ta theo học Kinh Điển Phật Giáo nhiều năm nên đã thâm nhập thấu triệt. Năm 26 tuổi tôi theo thầy Phương Đông Mỹ học Triết học, và nhận thức về Phật giáo. Những gì tôi nhận biết về Phật giáo không giống với một số người trong xã hội hiện nay. Tôi làm quen với Phật giáo là thầy Phương giới thiệu cho tôi về triết học trong Phật giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhà đại Triết học. Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Học triết học, Vì sao? Vì hưởng thụ cao nhất. Nếu không vì việc này thì học nó làm gì! Có phải thật vậy chăng? thật vậy. Tôi học đến nay là 59 năm, sang năm là một giáp. Tôi chứng minh cho mọi người thấy thật sự là hưởng thụ cao nhất của đời người.

  Cho nên tôi không bao giờ quên ân đức của Thầy Phương. Nếu không có Thầy chỉ điểm, tôi trước sau vẫn bị mê mờ trong bóng tối, không biết thế gian những điều tốt như vậy, một số người muốn giới thiệu mà không có, nên rất hy hữu khó gặp. Thầy Phương nói với tôi nó là Triết học tối cao.

  Sau nhiều năm nghiên cứu tôi đã phát hiện, đây không chỉ là triết học tối cao mà còn là khoa học tối cao nữa. Vì sao? Có những vấn đề mà khoa học và triết học không giải quyết được, nhưng Kinh Điển đại thừa đã giải quyết toàn bộ, quá tuyệt!

  Trong kinh chúng ta thường đọc “Thập phương sát độ, vi trần pháp giới”, Thập phương sát độ khoa học hiện nay nghiên cứu là Hồng quan thế giới. Vi trần pháp giới là Vi quan thế giới. Vi quan là lượng tử lực học_trong Kinh Phật đều có. Đến bây giờ lượng tử lực học vẫn chưa giải thích rõ ràng, nhưng trong Kinh Phật nói rất rõ, rất minh bạch_Lời của Thầy Phương không sai. Kinh điển Phật Giáo đúng là đỉnh cao của triết học trên toàn Thế giới, cũng là đỉnh cao của khoa học.

  Muốn học khoa học hay triết học, ta không thâm nhập vào Phật Pháp thì ta đến đâu để học? Nó ở trong pháp đại thừa. Giới khoa học hiện đại phát hiện, giữa Vũ trụ có ba thứ, chứng thực A lại da trong kinh Phật nói. Giới khoa học cận đại cũng nói giữa vũ trụ chỉ có ba thứ, trừ ba thứ này ra cái gì cũng không có. Trong ba thứ này, một là vật chất, hai là năng lượng và ba là tin tức.

  Ba ngàn năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp tướng duy thức, và đã nói ra điều này. Ba thứ này là Tam tế tướng của A lại da. Nghiệp tướng của A lại da là năng lượng, cảnh giới tướng là vật chất và chuyển tướng là tin tức, nhưng trong duy thức nói ba thứ này là A lại da thức, Mạt na thức và Ý thức. Mỗi thức đều có bốn phần: Tự chứng phần, Chứng tự chứng phần, Kiến phần, Tướng phần. Kiến phần là tin tức, tướng phần là vật chất.

  Phật pháp không phải mê tín, đã được giới khoa học cận đại chứng minh, họ nói rất hay. Tám thức, 51 tâm sở, mỗi thức đều có bốn phần. Đây có nghĩa là gì? Ý nói rằng tinh thần và vật chất là một không phải hai, vĩnh viễn không phân khai. Bất cứ tâm tâm sở nào nó đều có tướng phần, tướng phần là hiện tượng vật chất. Đều có kiến phần, kiến phần là hiện tượng tinh thần. Tinh thần trong A lại da chính là thọ tưởng hành thức_đây là tinh thần. Ở nơi chân tâm hoặc ở trong tự tánh, nó không gọi là thọ tưởng hành thức. Thọ tưởng hành thức là đới phiền não, trong tự tánh không có. Trong tự tánh gọi là kiến văn giác tri, nên sau khi đại triệt đại ngộ thì chuyển thức thành trí. Chuyển A lại da thành đại viên cảnh trí, chính là kiến văn giác tri. Không gọi là thọ tưởng hành thức mà gọi là kiến văn giác tri.

/ 600