Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 74
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 09.07.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 80 hàng thứ nhất.
“Dĩ hạ chánh thích bản kinh đề danh”. “Đề trung thủ tự viết Phật”. Chữ đầu tiên, chữ thứ nhất là chữ Phật. “Phật giả nãi phạn ngữ Phật đà chi lược xưng”. Trong phạn ngữ còn có một vĩ âm_âm đuôi, gọi là Phật Đà Da. Người ấn độ nói chuyện đều dùng vĩ âm. Phật Pháp Tăng, Pháp là Đạt ma. Chúng ta thường thường nói Đạt ma da, Tăng già da. Người xưa thích đơn giản, đem vĩ âm đều tĩnh lược hết. Phật đà da chúng ta chỉ lưu lại chữ Phật, vĩ âm xoá đi. Cho nên đây là lược xưng.
“Nghĩa vi giác giả”, ý của chữ này với chữ giác của giác ngộ tương đồng, là ý nghĩa của chữ giác. Tuy ý nghĩa của chữ giác so với Trung quốc nói vẫn chưa giống nhau. Ở đây nói có ba loại giác.
Giác giả là đối với mê mà nói, mê là chúng sanh. Giác ngộ gọi là Phật. Giác của người Trung quốc không có ý của ba loại giác. Nó có ba loại giác, “tam giác câu viên, tức danh vi Phật”. Bên dưới nói là ba loại giác nào? Tam giác là tự giác, giác tha và giác mãn. Tam giác viên mãn gọi là Phật Đà. Cho nên người xưa cũng tìm không được chữ thích đáng để dịch. Nếu có thể tìm được từ thích đáng, thì chữ giác là được. Nhưng ý nghĩa của giác này không giống với ý của nó, nên lúc phiên dịch kinh bất đắc dĩ tạo ra một chữ.
Quý vị nên biết, Chữ Phật này là lúc phiên dịch kinh tạo ra, Trung quốc không có chữ này. Không có chữ “nhân” đứng một bên, nhưng chữ “phất” thì có. Có chữ “phất” này. Chữ “phất” này làm từ phủ định mà nói. Vì Phật đà là người, nên thêm chữ “nhân”. Nên chữ này lúc phiên dịch kinh Phật tạo ra, phiên dịch kinh đã tạo không ít chữ. Hiểu được lai lịch chữ này.
Cái gì gọi là tự giác? Trong kinh đại thừa gọi là khai ngộ. Khai ngộ có tiểu ngộ, có đại ngộ, có đại triệt đại ngộ. Đây là có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn một cách nghiêm khắc thì như trong kinh Phật nói, tiểu ngộ là chánh giác, đại ngộ là chánh đẳng chánh giác, triệt ngộ là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tiêu chuẩn này rất cao.
Nói chung chúng ta một đời học Phật, tiểu ngộ cũng không đạt được, đây là thật. Vì sao? Phải đoạn kiến tư phiền não mới đạt được tiểu ngộ. Đây là việc không dễ dàng gì. Trong kinh Hoa Nghiêm nói vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Kiến tư phiền não là chấp trước. Quý vị còn chấp trước không? Trong chấp trước cái thứ nhất là ngã chấp, trong ngã chấp khẳng định có tham sân si. Trong pháp tướng nói, chấp trước là mạt na thức, bốn đại phiền não thường tương tuỳ. Cái thứ nhất là ngã, ba cái tiếp theo là tham sân si. Ngã ái, quý vị có thể không có ư? Ngã mạn, ngã si khẳng định có, sanh ra là có rồi. Nên trong Phật pháp gọi là câu sanh phiền não. Đức Phật cũng gọi nó ta tam độc phiền não.
Vì sao? Tất cả ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện đều sanh ra từ ba gốc căn bản này. Phật dạy phải dùng ba phương pháp để đối trị nó. Ba phương pháp này là gì? Giới định tuệ. Dùng giới để đối phó tham, chính là ngã ái. Dùng giới luật để đối phó phiền não này. Dùng định để đối phó ngã mạn, mạn là sân nhuế. Dùng trí tuệ để đối phó ngã si. Quý vị xem, tất cả pháp mà Đức Phật thuyết trong 49 năm, không rời giới định tuệ. Lưu lại nhiều kinh điển như vậy, chư vị tổ sư đại đức đem nó phân loại, chính là dùng giới định tuệ để phân. Nhưng Phật mỗi lần giảng kinh hoặc khai thị, bất luận thời gian dài hay ngắn, cho dù giảng một giờ đồng hồ, trong đó đều bao quát giới định tuệ.
Phân loại kinh điển bằng cách nào? Xem ba điều này, điều nào nói nhiều hơn thì quy về loại đó. Nên tam tạng kinh điển gọi là kinh luật luận Kinh chính là định học, giảng về định nhiều, giảng về tam muội nhiều. Giới là luật tạng, đại khái là giảng nhiều về phương điện quy củ. Luận tạng là huệ, giảng về huệ. Gọi là tam tạng kinh điển. Kinh luận đối phó tư tưởng kiến giải sai lầm của chúng ta. Giới luật là đối với hành vi ngôn luận của chúng ta. Đây là tam học. Phiền não sâu nặng ta không có cách nào để khai ngộ. Chẳng những không có cách đại ngộ, mà đến tiểu ngộ cũng không có cách nào. Đem chữ ngộ này, tiêu chuẩn của Phật hạ xuống chỗ thấp nhất, thấp nhất là Tu đà hoàn, tiểu thừa sơ quả. Đại thừa sơ tín vị là Bồ Tát, chúng ta làm không được.