/ 600
799

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 73

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 08.07.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an toạ. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, bắt đầu xem từ hàng thứ hai trang 86. Đoạn văn này là Hoàng lão cư sĩ đem năm bản dịch gốc kinh Vô Lượng Thọ, trong năm loại sách này sai biệt rất lớn. Nói cách khác, khi phiên dịch chắc chắn không phải dùng đồng một nguyên bản phạn văn, mới xuất hiện tình hình này.

Căn cứ khảo chứng của chư vị cổ đức ngày xưa, nguyên bản phạn văn chí ít có ba loại không đồng nhau. Tại sao có ba loại? Đương nhiên có khả năng nhất là lúc Đức Thế Tôn còn tại thế giảng qua ba lần, thậm chí trên ba lần. Vì sao? Bởi cuốn sách này đã thất truyền bảy bản phiên dịch. Nên bộ kinh này truyền đến Trung Quốc rất sớm. Thời nhà Hán nó đã có bản dịch của An Thế Cao, chúng ta cũng biết niên đại đó rất sớm. Thời kỳ sớm đã đến Trung quốc.

Cho đến Nam Tống tám triều đại, cũng gần 800 trăm năm. Trong thời gian dài đó, tổng cộng phiên dịch mười hai lần. Nguyên bản phạn văn từ Ấn Độ truyền sang, không ngừng lưu thông vào Trung quốc. Mỗi lần truyền vào có thể không giống với lần trước, và toàn bộ đều phiên dịch. Đây là căn cứ hiện tại đang tồn tại năm loại sách, phán đoán ít nhất có ba loại nguyên bản. Ngoài ra bảy loại đã thất truyền thì không bàn đến nữa. Nếu có bảy cuốn này, có thể vẫn còn phát hiện những cái bất đồng.

Đức Thế Tôn lúc còn tại thế, một đời giảng kinh giáo hoá. Trong kinh điển ghi chép, ngài ba mươi tuổi khai ngộ. Một số người gọi là thành đạo, thành đạo chính là khai ngộ. Sauk hi khai ngộ ngài bắt đầu giáo hoá cho đến già chết. 79 tuổi ngài niết bàn. Giảng kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm. Hội này giống như hiện nay chúng ta mở lớp, một hội là giảng một phần. Một phần này có lớn có nhỏ. Một phần lớn có thể giảng vài năm, cũng có thể giảng một bộ kinh. Như “Đại Bát Nhã Kinh”, đây là một mục lớn. Còn nhỏ thì một hai người đến tìm Thế Tôn thỉnh giáo, đưa ra vấn đề và ngài giảng. Nhỏ thì có thể nói là một hai giờ đồng hồ. Như vậy cũng tính là một hội.

Trong A Hàm chúng ta xem thấy một bộ kinh nhỏ, có văn tự của một vài bộ kinh nhỏ khoảng ba bốn trăm chữ. Đó cũng là một bộ kinh. Như “Bát Nhã Tâm Kinh” đó cũng là một bộ kinh, hai trăm sáu mươi chữ. Nên to có nhỏ có hợp lại cũng có mấy ngàn bộ kinh.

Mấy ngàn bộ kinh này, chúng ta biết lúc Đức Thế Tôn giảng kinh giáo hoá, không có sách, không có văn tự, đến bản thảo không có, đề cương cũng không có. Nguồn gốc của kinh điển là sau khi Thế Tôn diệt độ. Đệ tử của ngài đã nghĩ đến giáo huấn của Thế Tôn, những lời dạy này đáng trân quý, nếu không truyền cho hậu thế thì thật đáng tiếc. Nên từ trong ký ức, trong này cũng có người truyền pháp. Tôn Giả A Nan truyền pháp. Trong tất cả người tu học A Nan là người có ký ức tốt nhất, hầu như sau khi nghe qua một lần, Ngài có thể hoàn toàn nhớ lại không hề quên. Nên thỉnh A Nan phức giảng, đem tất cả những gì Đức Thế Tôn giảng tuyên lại một lần. Năm trăm tỳ kheo làm chứng, năm trăm A la hán nghe. Nghe và mọi người đều đồng ý. Không sai, Đức Thế Tôn đã nói như vậy. Như vậy mới ghi lại.

Nếu có một người phản đối đều không được. Chỉ cần có người nói hình như câu này Đức Phật không nói như vậy, thì câu đó phải xoá đi. Làm như vậy để đặt niềm tin cho hậu thế, nên kết tập kinh điển đã nghiêm khắc như vậy, và lưu truyền về sau. Những tài liệu Phật giảng lúc tại thế vô cùng trân quý. Lưu lại những thứ này, chúng ta đều biết Đức Thế Tôn lúc đó giáo hoá, dạy người hiểu lý lẽ, minh bạch đạo lý. Dạy người hiểu nhân quả. Dạy người làm sao làm người, làm sao xử thế, làm sao đối nhân tiếp vật. Ngài dạy người như vậy, và truyền đến hôm nay kinh điển biến thành tụng. Nó vốn không phải để chúng ta tụng. Nếu để tụng, thì năm đó Thế Tôn nên viết vài bộ kinh để mọi người tụng, không có.

Nên chúng ta nhất định phải hiểu rõ, Đức Thế Tôn là thân phận gì, giống như Khổng tử Trung quốc vậy. Địa vị là thầy giáo, chức vụ là thầy giáo. Chức vụ thầy giáo này của Ngài, không thu học phí của người khác, chính là thầy giáo tình nguyện. Làm thầy giáo tình nguyện suốt 49 năm. Người học với ngài rất đông, và sau đó kết tập thành kinh tạng. Tài liệu phong phú này được lưu truyền về sau. Khi truyền đến Trung quốc không phải là hoàn chỉnh, vì lúc đó giao thông không phương tiện. Kinh điển là viết tay, viết trên lá cây Bối Đa La, vô cùng quan trọng. Nên cao tăng Ân độ đến Trung quốc, Cao tăng Trung quốc đến Ấn độ đi thỉnh kinh, chọn lựa rất kỹ càng tỷ mỷ.

/ 600