/ 600
798

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 72

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 7.7.2010

Địa Điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_Hong Kong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin an tọa. Mời quý vị xem "Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải" hai hàng cuối cùng trang 62.

Ât. Đồng loại, phàm xướng đạo ức niệm Di Đà nguyện sanh Cực Lạc chi kinh điển quân thuộc đồng loại, kỳ trung diệc hữu thân sơ, dĩ trì danh niệm phật vi thân, kỳ tha vi sơ.

  Trước nói rõ, cùng một bản kinh ngoài đồng bộ ra còn có đồng loại. Dưới đây  Hoàng lão cư sĩ nêu ra cho chúng ta thấy.

    Bộ thứ nhất trong đồng loại "Phật thuyết quán Vô Lượng Thọ Kinh", kinh này cùng với 2 kinh Đại bản, Tiểu bản ở trên gọi chung là Tịnh Độ Tam Kinh, là kinh điển quan trọng  nhất của Tịnh Độ tông, gọi chung là Tịnh Độ Tam Kinh.

  “Nãi Tịnh Tông cơ bản kinh điển cụ đàm thập lục diệu môn”. tức là 16 pháp quán, “khuyến đạo quán tưởng niệm Phật dữ trì danh niệm Phật”. ‘Thập Lục Quán kinh’ là 1 bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ tông, chúng ta có thể nhận định như vậy.

“Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh” là khái luận Tịnh Độ tông, từ các phương diện đến giới thiệu pháp môn này, kinh A Di Đà là bản  kinh nhỏ, rất tiện để thọ trì, cho nên hơn 1000 năm nay, người tu Tịnh Độ đều đem bản kinh này làm thành khóa tụng buổi sáng và tối, vô cùng giản đơn, đây là từ bi vô lượng của đức Thế Tôn, đích thực cho chúng ta 1 pháp môn, 1 phương pháp rất dễ tu học.

‘Thập Lục Quán kinh’ tức là Vô Lượng Thọ Phật kinh, trong kinh giảng về 16 loại quán pháp, trong đó có quán tưởng niệm Phật, có quán tượng niệm Phật, có trì danh niệm Phật.  Cuối cùng quán thứ 16 là trì danh niệm Phật, càng ở sau cùng, pháp môn này càng quan trọng. Thời xưa Trung Quốc và Ấn Độ đều có quan điểm này, cái tốt nhất, cái thù thắng nhất là đặt ở sau cùng. Trong biểu diễn văn nghệ như tuồng hát, vở kịch hay nhất thường xếp ở sau cùng, khiến khán giả càng xem càng có hứng thú. Nếu như vở kịch hay nhất diễn trước, xem xong rồi, vở sau không bằng vở trước thì mọi người không xem mà bỏ đi, cái hay nhất nên xếp ở sau cùng.

 Vậy chúng ta hiểu rằng trong 16 quán, đem trì danh niệm Phật xếp ở sau cùng, như thế biết được phương pháp tu học của Tịnh Độ tông, trên thực tế trì danh thù thắng hơn quán tưởng và quán tượng. Vì sao vậy? những kinh này trước đây tôi đã giảng qua rồi. Khi tôi học quán kinh, đã từng hỏi thầy Lý, hỏi ông ấy về quán tưởng, quán tượng trong 16 quán, còn thật tướng niệm Phật thì chưa đề cập đến.

Quán tưởng có 14 loại, Trí Giả đại sư đời nhà Đường tu quán tưởng Niệm Phật mà được vãng sanh, cho nên pháp môn này cũng được truyền đến Hàn quốc và Nhật Bản. Ở Trung Quốc tu pháp môn quán tưởng không nhiều, tôi hỏi Thầy tại sao như vậy? Thầy nói với tôi rằng, vì quán tưởng không dễ thành tựu! ví dụ quán thứ nhất, quán tưởng mặt trời, cái gì gọi là thành tựu? bạn mở mắt nhìn buổi hoàng hôn mặt trời xuống núi, vậy thì mặt trời ở trước mặt quí vị, quí vị thật sự nhìn thấy được, khi nhắm mắt lại, cảnh tượng này cũng ở trước mặt bạn, thử xem đến lúc nào bạn mới quán thành được? thật sự quán thành rồi vãng sanh đến thế giới Cực Lạc Tây Phương, thì phải đem các thứ này bỏ đi, không đem nó bỏ đi, không đem nó bỏ đi thì ta chấp tướng rồi “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” quí vị phải bỏ nó đi, bỏ các thứ này đi thành tựu hơn quán tưởng, khỏi phải mất công, khỏi phải khó khăn.

Thầy nói, niệm Phật tốt, niệm Phật chỉ cần 1 câu danh hiệu, muốn buông bỏ thì rất đơn giản, buông bỏ dễ hơn quán tưởng nhiều. Thiết nghĩ cũng có lý, cho nên cần ghi nhớ, câu nói này trong kinh là nguyên tắc chung, cương lãnh chung, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.

Tại sao bảo ta phải tu quán? Nghĩa là bảo ta phải đem các tạp niệm khác trừ bỏ đi, giống như chúng ta nhứt tâm xưng niệm, nhứt tâm này mới có thể vãng sanh, nhưng không phải nói là nhứt tâm bất loạn, nhứt tâm bất loạn đương nhiên là phẩm vị cao rồi. Sự nhất tâm bất loạn sanh Phương Tiện Độ, lý nhứt tâm bất loạn sanh Thật Báo Độ. Chúng ta ngày nay là người mới học đạo, có thể sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ đã là thành công rồi, cho nên đại sư Ngẫu Ích ở trong Yếu Giải khuyên chúng ta, đại sư lấy bản thân mình làm ví dụ: tôi một đời cầu sanh Tịnh Độ chỉ hi vọng được vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ hạ hạ phẩm thì tôi đã rất hài lòng rồi, đây là Ngài thị hiện cho chúng ta xem, vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ hạ hạ phẩm không khó. Đại sư Thiện Đạo nói “vạn tu vạn nhân khứ”, một người cũng không rớt lại.

/ 600