/ 600
1.005

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 54

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên Tập: Bình Minh

Giảng ngày 11 tháng 06 năm 2010

Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong


Các vị pháp sư, các vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi bốn, hàng thứ hai từ dưới đếm lên, chúng tôi đọc một đoạn kinh văn.

Tứ, chư pháp tương tức tự tại môn. Thượng hiển tương dung, thử biểu tương tức. Tấn dịch Hoa Nghiêm Thập Trụ Phẩm vân: Nhất tức thị đa, đa tức thị nhất, ví như thủy chi dữ ba, dĩ thủy dụ nhất, dĩ ba dụ đa, ba tức thị thủy, thủy tức thị ba, bỉ thử tương tức, nhi các tự tại. Cố vân tương tức tự tại.

Mười câu trong kinh Hoa Nghiêm này chính là Thập Huyền Môn. Đã nói lên thật tướng của toàn bộ kinh. Câu đầu tiên là tổng tướng, đồng thời cụ túc tương ưng. Vì sao lại có những hiện tượng này? Đây là hiện tượng không thể nghĩ bàn, tóm lại mà nói đây chính là sự sự vô ngại. Cách nói này khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, suốt bốn mươi chín năm giảng kinh thuyết pháp, chỉ ở trong hội Hoa Nghiêm ngài mới nói ra, còn những chỗ khác ngài nói đến lý sự vô ngại, chứ không nói đến sự sự vô ngại. Sự sự vô ngại là cảnh giới đức Như Lai thân chứng, chứ chẳng phải cảnh giới của hàng Bồ Tát, phải là hàng Bồ Tát pháp thân, pháp thân Bồ Tát nghĩa là thành Phật, đây là cảnh giới của họ. Nói cách khác, trong thập pháp giới không nói đến, chẳng phải không thường nói, mà đức Phật không nói đến. Ngài nói với ai vậy? Ngài nói với pháp thân Bồ Tát. Cho nên kinh Hoa Nghiêm trong hai mươi mốt ngày, đức Thế Tôn ở trong định nói ra, đại chúng trong pháp hội đều là pháp thân Bồ Tát, bốn mươi mốt địa vị, từ Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, ngài đã giảng cho họ nghe. Đó là thuần chân vô vọng, đều nói về chân tướng sự thật. Nhưng sau khi chúng ta đọc rồi, nhưng hiện tượng này ở đây? Nó ở ngay đây, trên thực tế nó ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà chúng ta không biết. Vì sao lại không biết? Bởi ta mê mất tự tánh. Ở đây nói: nhất tức thị đa, đa tức thị nhất. một mê tất cả mê, một ngộ tất cả ngộ. Chúng ta nên biết điều này trong kinh đức Phật thường nói, thường nhắc nhở. Ngộ là chân, mê là giả. Trong Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ tát cho chúng ta biết, giác là chân, mê chẳng phải chân, “bổn giác bổn hữu, bất giác bổn vô”, bổn thì nhất định có thể đoạn được, chúng ta thường nói là buông bỏ, kỳ thật đó chính là đoạn hết, bổn hữu thì nhất định phải tìm lại được, quí vị vốn sẵn có mà. Khi mê có hay không? Vẫn có! Chẳng những có mà nó còn khởi tác dụng, chỉ vì quí vị không biết nên quí vị đã dùng sai nó, dùng sai nên tạo nghiệp. Chư Phật Bồ Tát giác ngộ, giác ngộ rồi nên các ngài dùng đúng, chẳng phải các ngài không dùng, các ngài cũng dùng đấy, các ngài dùng để giáo hóa chúng sanh, giáo hóa chúng sanh trong mười pháp giới, không chỉ riêng con người, từ chư Phật Bồ Tát trong mười pháp giới cho đến địa ngục A Tỳ, tác dụng này lớn quá! Chúng ta mê, mê nó vẫn khởi tác dụng, nhưng ta dùng sai, dùng nó để tạo nghiệp. Tạo nghiệp thiện thì vào ba đường lành trong lục đạo, tạo nghiệp ác thì vào ba đường ác trong lục đạo. Con người thật sự giác ngộ rồi, thì lục đạo không còn nữa. Tuy lục đạo không có, những vẫn còn rất nhiều chúng sanh mê trong lục đạo. Chư Phật Bồ Tát có cần giúp họ không? Cần! thời thời khắc khắc giúp họ. Vì sao vậy? Bởi pháp giới là một thể, ba đường lành, ba đường dữ cũng không rời pháp giới. Nếu chúng ta xem pháp giới là thân mình, mười pháp giới chỉ là những khí quản trong cơ thể của mình mà thôi. Có những khí quản bị bệnh, ta có cần quan tâm đến nó không? Có cần chữa trị cho nó không? Chắc chắn phải quan tâm rồi. Ba đường ác là những khí quản bị bệnh của chúng ta, chỉ có như vậy thôi, nhưng nó và chư Phật Như Lai vẫn là một thể, sao ta có thể không quan tâm được! Cho nên điều thứ nhất trong Thập Huyền là đồng thời tương ưng. Đồng thời và đồng xứ, đồng thời đồng xứ cụ túc tương ưng. Cụ túc nghĩa là không hề khiếm khuyết. Đây là câu tổng tướng, chúng ta nhận thức được rõ ràng, thì chín câu sau sẽ rất dễ hiểu. Tuy không phải là cảnh giới phàm phu của, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được.

Ví như một niệm có đầy đủ tất cả thông tin, chúng ta dùng danh từ ngày nay mà nói, có thể tin được chăng? Chúng ta thấy khoa học ngày nay tiến bộ, thẻ nhớ này, vi tính ngày nay dùng rất nhiều, máy chụp hình bây giờ cũng dùng thẻ nhớ, thẻ nhớ chỉ lớn bằng móng tay thôi, trong đó chứa được bao nhiêu dung lượng đây? Tôi đến Úc Châu có người tặng cho tôi bộ Tứ Khố Toàn Thư, chứa trong thẻ nhớ. Phân lượng của Tứ Khố Toàn Thư rất lớn, nhưng có bao nhiêu thẻ vậy? hình như chỉ có mười mấy thẻ, giống như đĩa vậy, chỉ có mười mấy cái, dung chứa trong đó. Mang đĩa này đặt vào vi tính, hiện ra trên màn hình, chúng ta thấy được. Điều này ngày xưa ta không thể nào tưởng tượng được, một bộ đại tạng kinh mà chỉ có hai thẻ. Chúng ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nhưng quay đầu lại xem kinh Phật, thì ra chúng ta chỉ đọc sơ lược qua, không hề chú ý đến vấn đề này, trong kinh nói một niệm đầy đủ tất cả mọi thông tin. Một niệm đó, trong thẻ nhớ bằng móng tay của chúng ta đây không biết có bao nhiêu niệm? chúng ta biết hiện tượng vật chất từ đâu mà có? Từ hiện tượng tâm niệm tích lũy liên tục mà có. Nói thiệt, vật chất vốn không tồn tại, không có vật chất. Ý niệm! vô lượng, vô số, vô tận ý niệm tích lũy lại một chỗ, là hiện tượng liên tục bộc phát. Mắt ta thấy được, tai ta nghe được, tay ta tiếp xúc được, đó gọi là hiện tượng vật chất, là cảnh giới tướng của a lại da. Khi học Duy Thức, khi giảng Duy Thức, giảng rất hay, nhưng chúng ta thấy sự phát minh của khoa học ngày nay, vô cùng kinh ngạc, kỳ thật nghĩ đến những thứ đã học, đã giảng, chẳng phải là những điều này sao? So ra còn cao hơn những điều đó nhiều, những thứ này còn kém xa những điều trong kinh đức Phật dạy. Ngày nay nói đến lượng tử, lượng tử là điểm quang nhỏ, đã biến thành hiện tượng vật chất rồi, điểm quang nhỏ đó bao nhiêu thông tin, tích tụ ở chỗ đó.

/ 600