/ 600
1.297

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 52

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 28 tháng 05 năm 2010

Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong


Các vị pháp sư, các vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi ba, hàng thứ hai từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ nhị.

“Nhị. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn”. Đây là môn thứ hai trong Thập Huyền Môn của kinh Hoa Nghiêm. Cảnh giới Hoa Nghiêm là đại triệt đại ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát minh tâm kiến tánh. Nhập cảnh giới này, chính là bậc đắc đạo, bậc thành Phật mà người ta thường nói. Ở trong đạo Phật chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Vị này đã buông bỏ hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nhập cách nào đây? Trong Thám Huyền Ký, quốc sư Hiền Thủ lược cử Thập Môn, mỗi một môn đều có thể khế nhập cảnh giới Hoa Nghiêm. Thập, quí vị đều đã biết, nó là biểu pháp, không phải là chữ số, nó nói lên sự viên mãn. Nói cách khác tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, môn nào cũng có thể nhập được cảnh giới Hoa Nghiêm. Buông bỏ tất cả, sau khi buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không còn chướng ngại, sẽ thông. Ở đây đưa ra một số ví dụ này hoàn toàn hiện tiền. Ngày nay chúng ta có hiện tiền không? Có hiện tiền! Hiện tiền vì chúng ta không buông bỏ được. Không buông bỏ được thì không thể khế nhập cảnh giới. Đạo lý ở chỗ này! Cho nên chướng ngại vĩnh viễn không phải ở bên ngoài mà ở ngay tự thân.

Đứng về lý mà nói, phàm phu thành Phật ở trong một niệm, một niệm giác là thành Phật, một niệm mê là phàm phu. Một niệm này cũng không dễ hiểu đâu. Thế nào là một niệm? Thật hiếm có, đỉnh cao của khoa học ngày nay, trong lượng tử lực học phát hiện. Thập Huyền Môn này, trong lượng tử lực học có thể giải thích được, dùng phương pháp khoa học giải thích, giải cũng rất hay. Vậy có thể khế nhập chăng? Nói cho quí vị biết, không thể! Vì sao không thể khế nhập? Sự giải thích của họ giống như việc lý giải của chúng tôi, gọi là giải ngộ! Biết được sự việc này một cách rõ ràng minh bạch không sai lầm, nhưng không làm được. Phải làm được điều gì? Phải chứng ngộ, thì khế nhập được cảnh giới, quí vị thật sự thành Phật, phải chứng ngộ mới được. Các nhà khoa học không dễ dàng, dùng phương pháp khoa học phát hiện được, phát hiện chân tướng sự thật, là phát hiện thôi, chứ chẳng phải cảnh giới trực tiếp của họ. Họ lợi dụng nhiều công cụ khoa học để phát hiện ra.

Thời xưa không có những thứ công cụ này, dùng phương pháp nào để phát hiện vậy? Họ dùng phương pháp thân chứng của mình phát hiện ra, cái này hay, đó là chứng ngộ. Dùng phương pháp nào để thân chứng? Dùng thiền định, cũng có nghĩa là buông bỏ. Buông bỏ sự chấp trước vào tất cả pháp của thế và xuất thế gian, quí vị đạt được thiền định sơ cấp của đạo Phật. Điều này quí vị cần nên biết. Thiền định thế gian có tứ thiền bát định, có tám tầng lớp, những thứ này không thể nhập cảnh giới của đức Phật, bởi đó là pháp thế gian. Có thể thông đạt được tình hình trong lục đạo luân hồi, không ra khỏi lục đạo luân hồi. Phật pháp siêu việt lục đạo, cho nên họ không thể nhập vào cảnh giới của đức Phật. Ở tứ thiền bát định phải hướng thượng nâng cao. Trong hội Lăng Nghiêm nói: A La Hán chứng được cửu thứ đệ định, quí vị xem, bát định là thế gian, cửu định là xuất thế, chứng được quả A La Hán. Đây là Phật pháp, Phật pháp này chưa cứu cánh, chỉ là tiểu thừa thôi, là bậc sơ cấp trong Phật giáo. Như Thập Tín vị trong kinh Hoa Nghiêm nói. Các vị nên biết rằng, Thập Tín vị là tiểu học trong Phật giáo. Tiến lên một bước nữa, buông bỏ được phân biệt, nghĩa là đối với tất cả pháp của thế và xuất thế gian hiểu được rõ ràng, không phân biệt, không chấp trước. Định này cao hơn A La Hán, chỉ có Bồ Tát mới chứng được. Ngôi thứ của hàng Bồ tát rất nhiều. Thời xưa chư vị tổ sư phân giáo không giống nhau, phân giáo nghĩa là cách nhìn của họ không tương đồng, cho nên cấp bậc phân ra cũng khác nhau.

Hai ngàn năm rồi, đối với phân giáo, thông thường người ta cho rằng, tông Thiên Thai và tông Hiền Thủ, phân giáo hay và hợp lý nhất, cho nên hầu như những người học tập kinh giáo, tuy không đồng tông phái nhưng cũng dùng phương pháp của hai tông này. Như ngày nay chúng ta dùng cuốn chú giải này, Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ dùng phương pháp của Quốc sư Hiền Thủ.

/ 600