/ 600
906

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 51

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 27 tháng 05 năm 2010

Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong


Các vị pháp sư, các vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi ba, hàng thứ ba, bắt đầu xem từ câu thứ hai.

Kinh trung nhị thập nhất câu đê Phật độ, biểu vô lượng Phật độ. Pháp Tạng Tỳ Kheo, nhiếp vô lượng Phật độ vi nhất Cực Lạc Tịnh Độ. Thị tức Hoa Nghiêm trung nhất thiết chư pháp đồng thời đồng xứ, vi nhất đại duyên khởi nhi tồn tại, cụ túc tương ưng chi nghĩa. Thị vi Thập Huyền chi tổng môn, thật diệc bổn kinh chi tổng tướng. Bổn kinh thật diệc đồng thử nhất đại duyên khởi nhi xuất hiện dã.

Đoạn này là giải thích phẩm Chí Tâm Tinh Tấn trong kinh Vô Lượng Thọ, đây là một đoạn kinh văn trong phẩm đó. Đoạn kinh văn này là Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghĩa là đức hiệu của đức Phật A Di Đà lúc tu hành ở nhân địa. Trong kinh nói: Ư bỉ nhị thập nhất câu đê Phật độ, công đức trang nghiêm chỉ sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ. Có một đoạn nói như vậy. Ở đây Hoàng Niệm Lão giải thích sơ lược cho chúng ta biết, ở trong kinh nói hai mươi mốt câu đê, hai mươi mốt ở đây không phải là số chữ, mà là biểu pháp, nói lên sự viên mãn. Theo thói quen, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Phật Thuyết A Di Đà, đa số dùng “thất” để nói lên sự viên mãn. Ý nghĩa của “thất” gồm có Đông, Nam, Tây, Bắc, là bốn phương, cộng trên dưới và ở giữa, “thất” có nghĩa là như vậy.

Kinh Hoa Nghiêm dùng “thập” làm biểu pháp, đây là số chữ, nghĩa là từ một đến mười là viên mãn. Tông Hoa Nghiêm, y theo tông phái ở Trung Quốc mà nói, giáo nghĩa của mười tông phái tiểu thừa và đại thừa, đều nằm trong bộ kinh này. Biểu pháp của Mật Tông là “thập lục”, sau này chúng ta sẽ học đến thập lục chánh sĩ. Ở đây cho thấy “nhị thập nhất câu đê”, Mật Tông thường sử dụng, để nói lên sự đại viên mãn, cho nên ở đây không thể xem như là số mục, ý nghĩa của nói tiêu biểu cho vô lượng Phật độ. Cũng có nghĩa là tâm hiện thức biến, không sót một điều gì, tất cả đều bao hàm trong đó.

Pháp Tạng Tỳ Kheo tiếp nhận tất cả ưu điểm trong vô lượng Phật độ, những khiếm khuyết trong mười phương tất cả quốc độ, hoàn toàn không còn tồn tại, cho nên thế giới này gọi là thế giới Cực Lạc. Cái lý là ở chỗ này! Trong đây, đương nhiên oai thần của đức Phật, đây là nhân tố đầu tiên. Nhân tố thứ hai là chúng sanh không tạo ác nghiệp. Thế nào gọi là chúng sanh không tạo ác nghiệp? Điều này đức Phật cũng không làm được. Đức Phật có thể kêu chúng sanh đừng tạo ác nghiệp chăng? Con người sống trên quả địa cầu ngày nay, tạo tôi nghiệp vô lượng vô biên, đây là Báo Độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể kêu chúng ta đừng tạo tội nghiệp chăng? Cho nên không dễ dàng. Sự thành tựu của thế giới, như kinh Hoa Nghiêm nói là vô lượng nhân duyên. Ở trong kinh đức Phật cũng thường nói với chúng ta: “tâm Phật chúng sanh, tam vô sai biệt”, đây là ba sức mạnh. “Tâm”, ngày nay chúng ta nói là năng lượng, năng lượng của tâm, năng lượng của đức Phật, năng lượng của chúng sanh đều bằng nhau, tam vô sai biệt. Cho nên đức Phật có thể độ chúng sanh hay không? Đức Phật không thể độ chúng sanh, đây là nói thật. Đức Phật làm thế nào để gọi là độ chúng sanh? Những điều đức Phật dạy chúng ta phải nghe. Các bậc đại thánh đại hiền của thế và xuất thế, sở dĩ các ngài có thể thành tựu được, là vì họ có tam bảo, phải nương vào tam bảo này. Tam bảo ở đây là tự tánh tam bảo, là gì vậy? là chân thật, nghe lời, thật tu, thì đức Phật gia hộ cho. Nếu chúng sanh có thể phát huy sức mạnh này, đức Phật sẽ giúp quí vị. Ví dụ như tịnh tông chúng ta nói về niệm Phật vãng sanh, chúng ta niệm đến khi công phu thành phiến. Công phu thành phiến cũng có tam bối cửu phẩm. Công phu thành phiến của thượng thượng phẩm, khi lâm mạng chung thời đức Phật đến tiếp dẫn. Đức Phật tiếp dẫn đầu tiên ngài phóng quang, hào quang của đức Phật chiếu đến, sẽ nâng cao công phu của quí vị lên một lớp. Quí vị nghĩ xem, thượng thượng phẩm vãng sanh, đức Phật nâng cao quí vị, quí vị sẽ ra sao? Quí vị sẽ thành sự nhất tâm bất loạn, điều này cần nên biết. Nếu quí vị là hàng thượng trung bối, công phu thành phiến của quí vị là thượng trung bối, khi vãng sanh, Phật quang chiếu đến, sẽ biến thành thượng thượng bối. Quí vị niệm đến thượng thượng bối, Phật quang chiếu đến, quí vị sẽ không còn ở Đồng Cư độ nữa, quí vị sẽ sanh về Phương Tiện Hữu Dư độ, nâng cao lên một cấp bậc. Công phu của chúng ta chỉ là hạ hạ phẩm vãng sanh, khi lâm chung Phật quang chiếu đến, bèn là hạ trung phẩm vãng sanh, lý là như vậy. Sự gia trì của đức Phật tương đối với công phu của chúng ta. Nếu công phu của chúng ta niệm đến sự nhất tâm bất loạn, thượng thượng phẩm, Phật quang chiếu đến, thì quí vị thành lý nhất tâm bất loạn, sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ, đạo lý này cần nên hiểu. Cho nên chúng ta cần phát huy năng lượng của chính mình, có nghĩa là trong kinh đức Phật giảng như thế nào, chúng ta thật sự học thuộc kinh, hiểu nghĩa lý. Học thuộc mà không hiểu nghĩa lý thì không được, nhất định phải hiểu nghĩa lý. Y giáo phụng hành, đem những đạo lý Đức Phật nói trong kinh điển, thật sự biến thành tư tưởng của chính mình. Sự chỉ dạy trong kinh điển, đó chính là điều giới, giúp cho chúng ta sửa đổi những hành vi sai lầm, thì sức mạnh của đức Phật mới có thể gia hộ cho quí vị được, nếu bản thân quí vị không có điều này, đức Phật có muốn gia hộ cũng không được. Từ đó cho thấy, chúng ta quyết định không thể làm ác, chẳng những không thể làm, mà ý niệm ác cũng không được có, thì quí vị sẽ thường được tam bảo gia hộ, nhất là người niệm Phật, chắc chắn sẽ được đức Phật A Di Đà gia hộ, đâu có lý quí vị không thành tựu!

/ 600