/ 600
838

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 48

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 23 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu


Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ năm mươi, dòng thứ năm từ dưới lên, bắt đầu từ câu cuối cùng.

“Ta hu, phàm phu liệt đăng bổ xứ, kỳ xướng cực đàm, bất khả trắc độ, Hoa Nghiêm sở bẩm, khước tại thử kinh, nhi thiên hạ cổ kim, tín tiên nghi đa, từ phồn nghĩa thực, dư duy hữu phẫu tâm lịch huyết nhi dĩ”

Mấy câu này là của ngài Ngẫu Ích nói, Ngẫu Ích đại sư nói trong cuốn Di Đà Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư nói: Ta hu là câu cảm thán. Pháp môn Tịnh Độ tán tụng, bác địa phàm phu, nếu được như lý như pháp mà tu tập pháp môn này, thì đều có thể một đời chứng được Bồ Tát bổ xứ, bổ xứ là Đẳng Giác. Nói cách khác, nghĩa là một đời viên mãn thành Phật, sự việc này thật sự là kỳ xướng cực đàm. Xướng là đề xướng, đặc biệt đề xướng không gì bằng. Vì sao vậy? Vì đây là việc không thể, đàm kinh thuyết giáo, đó cũng là nói đến chỗ cứu cánh, nghĩa là không thể đo lường, chẳng những phàm phu không có cách nào đo lường được, mà Bồ Tát Ma Ha Tát, họ cũng không thể đo lường được, nghĩa là không có cách nào tưởng tượng được. Làm sao lại có chuyện này xảy ra! Có thể xảy ra hay không? Đứng về mặt lý luận mà nói là có thể. Bởi vì phàm thánh chỉ khác nhau ở một niệm, một niệm mà giác, thì phàm phu thành Phật, một niệm mà mê, thì đó chính là làm phàm phu trong lục đạo, mê ngộ thật sự ở ngay trong một niệm. Một niệm này chúng ta không hiểu được, nói một niệm, chúng ta rất mập mờ, biết thế nào gọi là một niệm. Một niệm này ở trong giáo lý Đại thừa, gọi là vô thỉ vô minh, một niệm bất giác là biến thành phàm phu. Một niệm này đức Thế Tôn nói trong kinh Nhân Vương, một đàn chỉ có sáu mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt, mỗi sanh diệt gọi là một niệm. Thời gian này quá ngắn, chúng ta không thể tưởng tượng được, chúng ta khởi một ý niệm, không chỉ là một khảy móng tay. Chúng ta học đến đoạn đức Thế Tôn đối thoại với Bồ Tát Di Lặc, đoạn này nói ở trong kinh Bồ Tát Xứ Thai.

Đức Phật hỏi ngài Di Lặc: “Tâm hữu sở niệm”, nghĩa là nói trong tâm phàm phu khởi lên một ý niệm, ý niệm này rất thô, tâm hữu sở niệm, trong ý niệm này, mấy niệm, mấy tướng, mấy thức, đức Phật đã hỏi một câu như vậy. Tâm phàm phu khởi lên một ý niệm, một ý niệm này có bao nhiêu niệm vi tế? Có bao nhiêu tướng? Có bao nhiêu thức? Tướng là tướng phần của A Lại Da, tướng cảnh giới. Thức là kiến phần của A Lại Da, thọ tưởng hành thức.

Bồ Tát Di Lặc trả lời, trên thực tế là nói cho chúng ta nghe, đức Thế Tôn hỏi thay cho chúng ta, chúng ta không hiểu được chân tướng sự thật, danh từ trong kinh Phật gọi là thật tướng của các pháp, chúng ta không hiểu được. Bồ Tát Di Lặc nói cho chúng ta biết, Ngài cũng dùng một khảy móng tay, một khảy móng tay có ba hai ức bá thiên niệm, đơn vị là bá thiên, bá thiên là mười vạn. Ba hai ức nhân với mười vạn, là ba trăm hai mươi triệu, dùng cách nói của Trung Quốc là ba trăm hai mươi triệu, một khảy móng tay, nhiều hơn so với kinh Nhân Vương nói. Chúng ta biết trong kinh Nhân Vương, đức Phật Thích Ca Mâu Ni phương tiện nói như vậy, một khảy móng tay có ba trăm hai mươi triệu ý niệm. Một giây chúng ta có thể khảy được bao nhiêu lần? Đại khái có thể khảy được bốn lần, tôi tin có người nhanh hơn tôi nhiều, tốc độ nhanh thì có thể khảy được năm lần. Nếu như khảy năm lần là một nghìn sáu trăm triệu, chúng ta nói giây. Ngày nay khoa học dùng giây làm đơn vị, một giây có một nghìn sáu trăm triệu, gọi là một niệm, đó gọi là vô thỉ vô minh. Một niệm này, Bồ Tát Di Lặc nói niệm niệm thành hình. Hình chính là hiện tượng vật chất, nghĩa là tướng mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, “hình giai hữu thức”, ở trong mỗi hiện tượng vật chất đều có thức. Thức là gì? Là thọ tưởng hành thức, nghĩa là hiện tượng tâm lý, hình là hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, cùng lúc xuất hiện. Hiện tượng vật chất là tướng phần của A Lại Da, thọ tưởng hành thức là kiến phần của A Lại Da. Một niệm bất giác, ngày nay khoa học gọi là năng lượng, trong Phật Pháp thì gọi đó là nghiệp tướng của A Lại Da. Nghiệp tướng chính là một niệm bất giác, một niệm bất giác là chấn động, là ba động, là ba động vô cùng vi tế. Ba động này đồng thời xuất hiện với vật chất và tinh thần, đều hoàn thành ở trong một niệm. Cũng có nghĩa là chúng ta dùng cách tính của Bồ Tát Di Lặc, là một giây có một nghìn sáu trăm triệu, một giây có một nghìn sáu trăm triệu hoàn thành. Đây là nói về sự duyên khởi của vũ trụ, duyên khởi của vạn pháp, duyên khởi về sinh mạng, của chính chúng ta, là đồng thời, không có trước sau. Các nhà khoa học thời cần đại đã phát hiện ra vấn đề này, đã chứng minh một đoạn trong kinh đức Phật nói, là sự thật, không phải giả đâu. Một niệm này không có nguyên nhân, bạn muốn tìm vì sao có niệm này? Một niệm này khi nào thì khởi dậy? Bạn nghĩ thử xem, bạn đã bị hạ xuống từ vọng tưởng, hạ xuống phân biệt, hạ xuống chấp trước, thì sự phiền phức của bạn lớn đấy. Ý niệm vừa khởi trong đó không có phân biệt chấp trước, cảnh giới nó hiện ra là gì? Là Thật Báo Trang Nghiêm Độ của chư Phật Như Lai, là Nhất Chân pháp giới. Nếu như vừa có phân biệt vì sao nó động? Khởi lên ý niệm này là phân biệt, thì Nhất Chân pháp giới không còn nữa, mà biến thành Tứ Thánh pháp giới. Tứ Thánh pháp giới là Phương Tiện Hữu Dư Độ. Nếu như lại còn chấp trước, vì sao lại có ý niệm này? Phiền phức của bạn sẽ đến ngay, bạn đã rơi vào trong luân hồi lục đạo, càng tụt xuống càng sâu. Cho nên đức Phật dạy chúng ta nguyên tắc tu học, không cần hỏi lý do. Vì sao vậy? Vì nó là giả, nó không có thật, bạn muốn tìm nó, nó đã không còn tồn tại nữa, bạn còn tìm nó để làm gì? Ý niệm này một giây có một nghìn sáu trăm triệu, làm sao bạn có thể nắm bắt nó được, những dụng cụ tinh vi nhất của khoa học cũng không thể bắt được nó. Nó khởi tác dụng rất lớn, bởi vì nó từ trong tự tánh mà biến hiện ra, hoàn toàn xưng tánh. Quốc sư Hiền Thủ, trong cuốn Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán nói cho chúng ta biết: Một niệm này, một giây có một nghìn sáu trăm triệu ý niệm này, nó chu biến pháp giới, một niệm chu biến pháp giới. Tốc độ của ánh sáng, chúng ta đều biết rằng nó nhanh nhất, từ mặt trời đến địa cầu có hơn tám phút. Một ý niệm vi tế này của chúng ta chu biến pháp giới, làm sao ánh sáng có thể so sánh được! Đại sư đưa ra ví dụ là một vi trần. Một vi trần là gì? Nghĩa là hiện tượng vật chất mà một niệm hiện ra, là cảnh giới tướng của A Lại Da, trong tam tế tướng thì cảnh giới tướng là vật chất, đó gọi là một vi trần. Trong Đại thừa giáo nói một vi trần là nói về cái đó, nhục nhẫn không thể thấy được.

/ 600