/ 600
797

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 44

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 19 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 47.

Chúng ta coi đoạn Đinh- Phán Giáo. Đệ nhất, tứ giáo dữ ngũ giáo, cổ kim chư sư phán phần giáo tướng giả phàm hữu thập nhị gia, kỳ trung tối trước giả nãi Thiên Thai sở lập chi tứ giáo, dữ Hiền Thủ tông chi ngũ giáo.

Phán giáo, cũng có nghĩa là sau này chư vị tổ sư phát minh ra, tam tạng, nhị tạng, ngũ thời, phân giáo. Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn không có, sau này chư vị Tổ sư, đem sự dạy học của Đức Thế Tôn trong suốt 49 năm ra nghiên cứu, nghiên cứu rốt cuộc Ngài đã dùng phương pháp nào? Nghiên cứu về những thứ đó, cho nên đã đem phân ra rất nhiều khoa mục, đối với các vị học Phật đời sau này mà nói, thật sự tiện lợi rất nhiều, nhưng nói tóm lại, những thứ này rất đáng để tham khảo. Nếu không thể giữ vững những nguyên tắc này, thì là bạn sai đấy. Thời giáo một đời của đức Thế Tôn rất linh hoạt, trong kinh Đức Phật đã nói rất rõ ràng: “Như Lai vô hữu định pháp khả thuyết”. Trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói cho chúng ta thấy rõ, “tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”. Cho thấy Đức Phật tùy theo căn tánh của chúng sanh, tùy theo trình độ của chúng sanh, không có phương pháp nhất định, như trước đây chúng ta học đến “cứu cánh phương tiện”, đó là đại trí huệ, đại thần thông mới có thể làm được. Chứ không giống như phương pháp phân ra của hàng hậu học, những phương pháp này đều biểu hiện qua một đời thuyết pháp của Đức Thế Tôn, đó là những điều mà người học Phật chúng ta chẳng thể không biết.

Phán giáo, giáo là dạy học, dùng ngôn ngữ ngày nay mà nói, là chế độ dạy học, người xưa nói là nghi thức dạy học, cho nên có giáo nghĩa, có giáo pháp, pháp là phương pháp, nghi là nghi thức, ngày nay chúng ta nói là chế độ. Ví dụ như lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ, đều thuộc về chế độ, ngày xưa gọi những cái đó là giáo nghĩa. Phương pháp là phương pháp dạy học, đối với hàng lợi căn dùng phương pháp nào? Hàng độn căn dùng phương pháp nào? Phương pháp nhân người mà khác. Nghi thức là y theo tiến độ không tương đồng mà có sự sai biệt. Bắt đầu học tập, là sơ nhập môn, gọi là tiểu học, sau đó từ từ hướng thượng nâng cao lên, nâng lên đến trung học, nâng lên đến đại học, nâng lên đến nghiên cứu sở. Phương pháp như vậy gọi là tiệm giáo, từ từ hướng thượng nâng lên. Còn một loại nữa là đốn giáo, cái gọi là thiên tài nhi đồng, họ không cần phải trải qua nhiều tầng lớp như vậy, vừa nhập môn là họ có thể vào lớp thạc sĩ, tiểu học, trung học, đại học, họ không cần phải học, đó là trường hợp đặc biệt, có người như vậy không? Có, nhưng không nhiều, rất ít.

Từ đó cho thấy, cách nói pháp này, vì người mà bất đồng, vì thời mà bất đồng, vì việc mà bất đồng, vì nơi chốn mà bất đồng, nếu bạn hiểu được hết, thì gọi là khế cơ.

“Cổ kim chư sư”, đó là thời xa xưa, chứ không phải ngày nay, đại khái phân khoa phán giáo là vào thời Tùy Đường. Nói “cổ” là trước đời Tùy Đường, cổ nhân, nói “kim” đại khái vào thời Tùy Đường, các vị tổ sư nói phân khoa phán giáo có 12 học phái. Trong 12 học phái này, nổi tiếng nhất là Thiên Thai và Hiền Thủ, cho nên người học giáo sau này, không nương vào Thiên Thai thì nương vào Hiền Thủ, cho đến năm Dân Quốc đầu tiên cũng còn như vậy. Ngày nay chúng ta còn học những thứ này nữa hay không? Ngày nay không học nữa, đến thời của chúng tôi là đã không học rồi. Không học thì làm sao đây? Thầy Lý đã đơn giản hóa những thứ này, viết thành một cuốn sách mang tên, Nội Điển Giảng Tọa Chi Nghiên Cứu, chúng ta nương vào cuốn sách này. Cuốn sách này nghĩa là gì? Nghĩa là đơn giản hóa tứ giáo và ngũ giáo, đây là thích hợp với người thời nay, không nói kỹ như bậc cổ nhân, nhưng mà thích hợp với khẩu vị của người thời nay.

“Thiên Thai tứ giáo viết tạng thông biệt viên”. Dưới đây giải thích sơ lược: “Tạng giáo” chính là Tiểu thừa, tạng ở đây là tam tạng, nghĩa là tam tạng kinh luật luận, mở ra ba khoa mục này. Kinh tạng, nói về định học, Luật tạng nói về giới học, nói về quy củ, Luận tạng là nghiên cứu thảo luận, khai mở trí huệ. Ở trong đó có rất nhiều điều hỏi đáp. Mới vào cửa Phật cần nên học những điều này, học giới tu định khai trí huệ.

/ 600