855

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 39

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 14 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 42, dòng thứ nhất, trang thứ 42, dòng thứ nhất, chúng ta học từ câu thứ hai.

Trí Giả đại sư tụng Pháp Hoa, thân tâm hốt nhiên, đắc nhập Pháp Hoa Tam Muội, thân kiến Linh Sơn nhất hội, nghiễm nhiên vị tán, hậu trú Thiên Thai Sơn sáng Thiên Thai tông. Lâm chung hữu hiếp tây hướng, xưng  niệm Di Đà Quan Âm nhi tịch.

Ở đây giới thiệu sơ lược về Thiên Thai Trí Giả đại sư. Thiên Thai tông, cũng gọi là Pháp Hoa tông, một nhân vật vô cùng quan trọng. Thiên Thai tông kiến lập viên mãn, có thể nói là đã hoàn thành trong tay Đại sư, trong truyện ký có một đoạn ghi lại như sau:

Một hôm Ngài tụng kinh Pháp Hoa, đọc đến phẩm Dược Vương Bồ tát thì nhập định. Nhập định, định ở đây chính là Pháp Hoa Tam Muội, cảnh giới trong định vượt ra ngoài thời gian và không gian, cho nên ngài thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng kinh Pháp Hoa ở núi Linh Thứu, Ngài đã tham dự pháp hội này, nghĩa là một tiết học, tham dự một tiết học. Sau khi nghe xong thì xuất định trở về, nói với mọi người rằng, hội Linh Sơn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn chưa giải tán, ngài vẫn đang giảng. Đó là cảnh giới gì? Đây chính là cảnh giới Thập Huyền Môn trong kinh Hoa Nghiêm. Thập Huyền, thập nghĩa là viên mãn, Huyền là huyền diệu, không thể nghĩ bàn. Một tức là nhiều, nhiều tức là một, 10 môn này, nhập một môn, thì các môn khác đều nhập. Diệu ở chỗ nào? Diệu ở chỗ đồng thời đồng xứ, đó là gì? Đó là thật tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong tâm của lục đạo phàm phu, thì có quá khứ, có hiện tại, có vị lai, đó không phải là thật, đó là giả. Nói thật với bạn, không có quá khứ, hiện tại, vị lai đâu, cũng chẳng có Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, tất cả mọi hiện tượng cảnh giới, đều từ một niệm ngay đây mà có. Đó là chân tướng sự thật, Đức Phật thường nói trong kinh, thường nói trong Đại thừa kinh giáo, nhưng mà chúng ta nghe không hiểu. Chúng ta cảm thấy cảnh giới này không thể nghĩ bàn, học Phật cũng không dám phủ định, câu này là giả cũng không dám nói là giả, nhưng mà không có cách thừa nhận. Cảnh giới này đến bao giờ bạn mới thấy được chân tướng đây, bạn buông bỏ được khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, thì cảnh giới này sẽ hiện tiền. Thật sự không ít người, trong khoảng sát na không khởi tâm, không động niệm, thì cảnh giới này sẽ hiện tiền, vừa khởi niệm thì cảnh giới biến mất, không hiện tiền nữa, chẳng phải là huyễn giác đâu, chúng ta bây giờ mới gọi là huyễn giác, đó là chân tướng sự thật. Từ đó cho thấy, sự vọng tưởng phân biệt chấp trước đã hại chúng ta thê thảm, chẳng phải người khác làm cho chúng ta đâu, tự làm tự chịu đấy, chúng ta chẳng thể không hiểu rõ cái lý này. Trong vũ trụ có lục đạo luân hồi hay không? Không có những thứ này, cũng không có Thập pháp giới y chánh trang nghiêm. Kinh Kim Cang nói rất hay: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Đó là chân tướng, khi nào thì mới chứng được? Sơ trụ của Viên Giáo, Sơ địa của Biệt Giáo thì chứng được. Chúng ta học Phật phải lấy cái đó làm mục tiêu. Học cái gì? Tự minh cần phải biết, nếu như không chứng được, ở trong kinh điển chúng ta đọc tụng, đem tâm cung kính để đọc tụng,  bạn cũng biết được những sự việc này, nhưng mà không phải tự mình chứng ngộ đâu, mà chúng ta hiểu được những việc này trong kinh giáo, có sự việc thế này, không được thọ dụng, chứng đắc thì thọ dụng được. Ngài Trí Giả đại sư thị hiện, là chứng được, thân chứng. Trong vũ trụ, đứng về thể tánh mà nói, là không có gì hết, về mặt khởi dụng mà nói, thì thật sự vô lượng vô biên, vô số vô tận, không thể nói được. Hiển thị thể tánh là chân, hàm chứa vô lượng trí huệ, nếu mê thì biến thành phiền não. Vô lượng đức năng, nhưng mê thì biến thành tạo nghiệp, nghiệp tập. Vô lượng tướng hảo, mê rồi thì biến thành luân hồi lục đạo, nó là một chẳng phải hai, mê giác bất đồng. Sự khởi dụng của giác ngộ, là thật Báo Trang Nghiêm Độ, là nhất chân pháp giới, mê rồi khởi tác dụng, xem độ mê của bạn, mê đến cùng rồi, thì sự tác dụng của nó là A tỳ địa ngục. Mê nhẹ nhất, là Phật pháp giới trong Thập pháp giới, sâu cạn không giống nhau. Nói 10 là phân loại nó ra thành 10, trong mỗi loại đều là vô lượng vô biên. Chúng ta cũng là con người, độ mê ở một tầng lớp, nhưng mà con người có giàu sang nghèo hèn không giống nhau, khác nhau quá nhiều, đó là gì vậy? Cũng là độ mê sâu cạn không đồng nhau. Bình thường chẳng phải nói là tạo nghiệp sao? Không sai, bạn không mê thì làm sao tạo nghiệp được. Mê có sâu cạn, cho nên tạo nghiệp không giống nhau, mê sâu thì tạo ác nghiệp, mê cạn thì tạo thiện nghiệp, không giống nhau, mê ngộ chẳng tương đồng. Cho nên Đức Phật dạy chúng sanh, dạy họ điều gì? Giúp họ phá mê khai ngộ, đó chính là giáo dục của đức Phật, sự dạy học của đức Phật, chúng ta chẳng thể không biết.