/ 600
1.349

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 37

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 12 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 39, dòng thứ 3 từ dưới lên, bắt đầu học từ chữ Giáp.

Giáp, thượng bối vãng sanh, duy thị Bồ tát, bổn kinh minh tam bối vãng sanh, mỗi bối tái phân tam phẩm, tắc đồng ư Quán Kinh trong chi cửu phẩm. Đường Thiện Đạo đại sư dĩ tiền chi cổ đức chư sư, vị vãng sanh Cực Lạc Thượng phẩm Thượng sanh giả, thị tứ địa chí thất địa dĩ lai Bồ tát.

Chúng ta học đoạn này trước, đoạn này tiếp theo đoạn trước nói rằng: Duy thử Tịnh độ, kỳ đặc thù diệu, độc tiêu nhất cách. Đây nói về sở bị căn cơ, không giống như những kinh luận khác. Từ xưa đến nay có rất nhiều chư vị tiền bối, cách giảng của mỗi người không giống nhau, giảng giải tuy nhiều nhưng quy nạp lại không ngoài ba hạng, hạng người thứ nhất là Thượng bối vãng sanh, cũng chính là Thượng bối tam phẩm, Thượng thượng phẩm, Thượng trung phẩm, Thượng hạ phẩm, đây toàn là Bồ tát, nói cách khác, không phải người bình thường. Dưới đây Niệm Công nói ngắn gọn cho chúng ta dễ hiểu. Bổn kinh Vô Lượng Thọ, trong đây nói tam bối vãng sanh, mỗi bối lại phân thành tam phẩm, cùng với Cửu phẩm trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, hoàn toàn tương đồng, ba lần ba là chín. Thiện Đạo đại sư vào đời Đường ngày trước, chư vị tôn sư, nghĩa là các vị Tổ sư ngày xưa, họ chủ trương, người vãng sanh Cực lạc Thượng phẩm Thượng sanh, đều là Bồ tát từ Tứ địa đến Thất địa, bốn cấp bậc, 4,5,6,7, vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc là Thượng phẩm thượng sanh. Thượng trung phẩm là từ Sơ địa đến Tứ địa, cũng là 4 cấp bậc, đó là Thượng trung phẩm. Thượng hạ phẩm là Bồ tát Đại thừa chủng tánh trở lên đến Sơ địa. Ở đây nói đến Đại thừa chủng tánh, chủng là chủng tử, nghĩa là trong A Lại Da thức, ngày nay chúng ta nói là ấn tượng. Nó có nghĩa là năng sanh, giống như chủng tử của thực vật vậy, chủng ở đây thêm vào một chữ tánh, tánh là thể tánh. Tánh có nghĩa là vĩnh hằng bất biến, cho nên nói là tánh thể, nghĩa là sao? Trong Hoàn Nguyên Quán nói, “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”, trong Triết học nói là bản thể của vạn hữu, không thể xa rời nó. Trong ví dụ của chúng tôi nói, thể chính là màn hình của Ti vi, thức năng sanh năng biến, nó có sanh diệt, là những cảnh tượng hiện ra trên màn hình. Nói đến chủng tánh có nghĩa là; Năng sanh, năng hiện, năng biến, bao gồm tất cả. Trong Đại thừa kinh giáo thường nói, tâm hiện thức biến, chủng tánh có nghĩa là như vậy, chủng là Đại thừa chúng tánh. Kinh Anh Lạc có nói, có ngũ chủng tánh, có lục chủng tánh. Ngũ chủng tánh từ là nhân mà nói, lục chủng tánh là vừa nhân vừa quả, ở đây chúng tôi sơ lược giới thiệu qua một chút. Thứ nhất là tập chủng tánh. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “ Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”, đạo Phật thường nói tập khí, chính là tập chủng tánh. Tập chủng tánh trong Đại thừa, dĩ nhiên là bạn đã huân tập rất lâu trong giáo lý Đại thừa, học tập kinh giáo Đại thừa, cái gọi là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, huân tu thật sự có chủng tánh này, thật sự có chủng tánh này nó sẽ khởi tác dụng. Nó khởi tác dụng gì đây? Trong Hoàn Nguyên Quán nói ngũ chỉ lục quán, nó khởi tác dụng này đấy, tác dụng này có thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không, có thể phá phiền não Kiến tư hoặc. Nếu như không thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không, thì không thể đoạn trừ phiền não Kiến tư hoặc, không đoạn được thì không ra khỏi tam giới, không ra khỏi luân hồi Lục đạo, không ra khỏi Thập pháp giới. Những điều trong kinh Anh Lạc nói là Đại thừa, Đại thừa có Biệt Giáo và Viên Giáo, cảnh giới của Biệt Giáo và Viên Giáo khác nhau rất nhiều. Hoa Nghiêm nói về Viên Giáo, nhưng mà thông thường thì nói về giáo nghĩa của Biệt Giáo nhiều hơn, như trong kinh Anh Lạc nói, đó chính là giáo nghĩa của Biệt Giáo, vì nó còn ở trong phẩm vị Tam Hiền. Đoạn hết phiền não Kiến tu hoặc, công phu đoạn chứng bằng với A La Hán. Người này đến cảnh giới nào? Đến quả pháp giới Thanh Văn trong pháp giới Tứ Thánh, trong Hoa Nghiêm thì người này đến Thất tín trong Thập tín vị, vẫn chưa đến Sơ trụ, Sơ trụ là chứng quả, chẳng phải là nhân. Trong Thập pháp giới Phật, Bồ tát, Duyên Giác, Thanh Văn, trong Đại thừa giáo đều là nhân vị, đều đang tu nhân. Từ đó cho thấy, không quán quan trọng, nghiên cứu không quán, cũng chính vì lý do này, cho nên Kinh Kim Cang ở Trung Quốc, trong số kinh điển sự nổi tiếng của nó đứng hạng nhất, rất nhiều người biết có kinh Kim Cang, còn những kinh khác thì họ không biết, chẳng ai là không biết Kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang phá không, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Dạy chúng ta tu tập, hạ thủ công phu từ đâu đây? Từ chỗ phá bốn tướng, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Bốn tướng này, nếu bạn nhìn thấu, thì không còn chấp trước nữa. Vô ngã tướng, là không còn chấp trước thân này là Ta, thật sự coi cái thân này giống như bộ quần áo vậy, đây là chân tướng sự thật. Chấp trước thân này là Ta, sai lầm rồi, sẽ không thoát khỏi luân hồi lục đạo, tu đức hạnh gì, làm việc tốt nào, hành thiện tích đức, quả báo đều ở cõi trời người, không thoát khỏi lục đạo. Nguyên nhân vì sao? Vì chấp thân này là Ta, nhất định phải biết rằng, thân này không phải là Ta, nó là một bộ phận sở hữu của Ta, nó không phải là Ta. Vì sao vậy? Vì thân có sanh diệt, giống như truyền thống y học của Trung Quốc có nói, “hoàng đế nội kinh”, “linh xu”, “tố vấn”, như trong những cuốn sách này nói, thọ mạng của con người có khoảng 200 tuổi, 200 tuổi vẫn còn phải chết, trường thọ như trong cổ điển của Trung Quốc có ghi, người Trung Quốc có thọ mạng dài nhất, là Bành Tổ sống hơn 800 tuổi, đó là ở Trung Quốc. Ở nước ngoài nghe nói cũng có một vị trường thọ, sống hơn 900 tuổi, nhưng mà cuối cùng thân xác này cũng phải hủy diệt, nó không vĩnh hằng, linh tánh thì vĩnh hằng. Linh tánh là gì vậy? Nó chính là chủng tánh chúng ta đang nói ở đây, chủng tánh là danh từ trong Phật giáo. Trong Duy thức gọi là thần thức, thần thức chỉ cho A Lại Da thức. Đúng vậy, vì sao nói A Lại Da là Ta? Bởi vì A Lại Da có tập khí của Ta, tập chủng tánh tuy đã đoạn tận, nhưng tập khí của nó vẫn tồn tại, vẫn còn tập khí. Nếu tập khí không còn nữa, thì gọi là chủng tánh, tập không còn nữa, nên không gọi là tập chủng tánh, mà là chủng tánh. Hoặc giả không thể có chủng, khi có chủng là chủng ẩn, ẩn hiện không hai, nó không khởi hiện hành, nó không khởi tác dụng. Cho nên ngày xưa Chương Gia đại sư dạy chúng ta, “nhìn thấu buông bỏ”, điều này thuộc về nhìn thấu, học tập không quán thường nên suy nghĩ như vầy. Lục căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, cảnh giới này là ý niệm đang khởi tác dụng. Ý niệm cực kỳ vi tế, giống như Bồ Tát Di Lặc nói: Một khảy móng tay, có 32 ức bá thiên niệm, niệm niệm thành hình. Hình là gì? Hình là vật chất, biến hiện ra vật chất, “hình giai hữu thức”, trong mỗi vật chất đều có Thọ Tưởng Hành Thức, vật chất này ngày nay khoa học gọi là nguyên tử, hoặc gọi nó là ánh sáng. Nó vô thường, sát na sanh diệt, trong Phật pháp nói, sanh diệt đồng thời, sanh diệt không hai, chính là nói về cái này, cái này chính là chủng tánh. Thường quán xét như vầy, tất cả hiện tượng vật chất đều do nó biến hiện ra, nó tích lũy lại thành một huyễn tướng này. Vì sao hiện tượng này khác nhau một trời một vực như vậy? Ngày nay chúng ta nói có động vật, có thực vật, có khoáng chất, có hư không, chính là tần số ba động không tương đồng. Tần suất chậm, sẽ biến thành khoáng chất, sơn hà đại địa; Tần suất nhanh hơn một chút, thì biến thành thực vật hoa cỏ cây cối; Nhanh hơn chút nữa thì biến thành động vật; Nhanh hơn chút nữa, thì biến thành ánh sáng, biến thành điện. Tần suất chấn động không đồng nhau, tần suất này khác nhau một trời một vực, là hiện tượng như vậy. Có thể đạt được hay không? Bất khả đắc. Trong kinh Bát Nhã nói rất rõ ràng, “nhất thiết pháp”, tính từ thân thể của chúng ta, thân thể của chúng ta có thể đạt được hay không? Không thể được, “bất khả đắc”. Tất cả hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần đều bất khả đắc. Nếu bạn cho là bạn có khả đắc, thì đó chỉ là một huyễn giác, đó không phải là chân. Bạn xem nói “đắc”, đây là khái niệm trừu tượng, trong Bách pháp của Đại thừa, nó được liệt vào Bất Tương Ưng Hành Pháp. 24 bất tương ưng, cái đầu tiên là đắc, tự mình cho là đạt được, kỳ thật đó là giả. Bất Tương Ưng Hành Pháp có việc này, nó cùng tâm bất tương ưng, cùng sắc bất tương. Cùng tâm không tương ưng nghĩa là cùng tinh thần không tương ưng, cùng sắc bất tương ưng nghĩa là cùng vật chất bất tương ưng, cùng Tâm Sở Hữu Pháp cũng bất tương ưng. Nhưng bạn không thể nói là nó không có, gọi là Bất Tương Ưng Hành Pháp, dùng ngôn ngữ ngày nay thì gọi là khái niệm trừu tượng, không có thật thể. Chúng ta chấp trước cái này, nên biến ra hiện tượng luân hồi, bạn đã bị nó ràng buộc, không ra khỏi phạm vi này. Ngày nào đó giác ngộ một chút, sai rồi, đó chỉ là huyễn giác, bạn buông bỏ nó, thì không thấy lục đạo nữa. Cho nên thân tướng là giả, đối lập với thân tướng, mới xuất hiện nhân tướng, ngã, nhân, đối lập với người là chúng sanh tướng, đối lập với chúng sanh lại sanh ra một quan niệm thời gian, thọ giả tướng, thọ giả tướng là thời gian. Tất cả đều thuộc về khái niệm trừu tượng, bạn phải nhìn thấu, sau khi nhìn thấu rồi, thì buông bỏ chấp trước, không còn chấp trước nữa, lúc này bạn lập tức được hoàn nguyên, cảnh giới của bạn xuất hiện, tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm thanh tịnh là Chánh giác. Chúng ta học Phật cầu mong điều gì? Ba thứ chúng ta đều có sẵn, bị mê rồi, bây giờ tìm trở lại, tìm lại Chánh giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đầu tiên tìm lại Chánh giác. Tìm lại được Chánh giác rồi, cách suy nghĩ, cách nhìn của bạn đối với tất cả pháp là chính xác, chắc chắn không sai lầm, giống như cách nhìn của Phật Bồ tát vậy.

/ 600