/ 600
1.855

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 34

Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư

Chuyển ngữ: Tử Hà

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày 09 tháng 05 năm 2010

Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 36 dòng thứ 3 từ dưới lên.

Hựu tứ chủng niệm Phật, nan dị hiển thù, thâm tiện tư dị, thật tắc sự lý bất nhị, tiện thâm tương tức, nhược thị viên nhân khán lai, xưng danh ám hợp đạo diệu sơ bộ tức thị đáo gia. Cố trì danh niệm Phật, hựu hà dị ư niệm Phật thật tướng.

Đến đây là một đoạn nhỏ, đoạn này Niệm lão vì chúng ta mà nói rõ về công phu tu tập; Tu là tu chánh, hành là tư tưởng hành vi. Trong hành bao gồm ba loại, khởi tâm động niệm là hành vi của ý, ngôn ngữ là hành vi của khẩu, tất cả động tác của thân là hành vi của thân. Hành vi có nhiều chăng nữa, thì cũng không ra ngoài ba loại thân, khẩu, ý. Nếu như tư tưởng hành vi của chúng ta sai lầm. Đạo Phật mà nhất là đại thừa, tiêu chuẩn là tự tánh, cũng chính là pháp tánh, những thứ cùng với tự tánh pháp tánh tương ưng, là hành vi đúng, hành vi chính xác, những thứ trái ngược với tánh đức tướng đó chính là hành vi sai lầm. Hành vi chính đáng là mạnh khỏe, đối với bản thân mà nói là thân tâm mạnh khỏe. Chúng ta thường nói gia đình hòa mục, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, thế giới hòa bình. Từ góc độ gần mà nói, đó là điều tốt có được từ việc sửa đổi hành vi, nếu như nhìn từ góc độ xa, thì tâm hành của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh xung quanh, hoàn cảnh nhân sự, hoàn cảnh vật chất, sẽ ảnh hưởng đến hoa cỏ cây cối, ảnh hưởng đến sơn hà đại địa, sẽ ảnh hưởng đến cả vũ trụ này. Vì sao vậy? Trong kinh điển Phật giáo đại thừa có hai câu vô cùng quan trọng, đó là nguyên tắc tối cao, là sự thân chứng của chư Phật Như Lai, ngày nay chúng ta thường nói là Chân lý, chư Phật Như Lai thân chứng, đó chính là “tướng do tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển, nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Chư Phật Như Lai vì tất cả chúng sanh giảng kinh thuyết giáo, bất luận là ở thế giới này hay nơi phương khác, ngày nay chúng ta nói, không đồng không gian thứ lớp giáo hóa tất cả chúng sanh, không thể xa rời hai câu này. Hai câu này nếu như chúng ta tham thấu, thật sự hiểu rõ, thì vấn đề của chính chúng ta đã giải quyết xong, vấn đề giữa vũ trụ với vũ trụ cũng giải quyết xong, thật là không thể nghĩ bàn! Đức Phật dạy những gì Ngài chứng được, chẳng phải của riêng một mình Ngài, vậy thì ai là người có được? Đức Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có, chúng sanh ở đây, chẳng phải là rất nhiều người, nếu chúng ta hiểu được vấn đề này, thì sẽ thấy phạm vi xung quanh mình quá bé nhỏ. Trong kinh nói bản nghĩa của chúng sanh, là hiện tượng chúng duyên hòa hợp mà có, nên gọi là chúng sanh. Chúng ta nghĩ thử xem, bất luận là hiện tượng gì, có trường hợp nào chẳng phải là chúng duyên không hòa hợp mà thành không? Tìm không ra. Chúng ta là động vật, con người là động vật, đức Phật dạy cái gì hòa hợp thành con người? Là tứ đại và ngũ uẩn, tứ đại là nói về vật chất, ngũ uẩn là nói đến toàn bộ; Sắc trong ngũ uẩn chính là tứ đại, sắc nói rõ chính là tứ đại, thọ, tưởng, hành, thức là tinh thần. Cả vũ trụ này cũng không ngoài hai thứ vật chất và tinh thần, trong vật chất có tinh thần, trong tinh thần có vật chất, đây là khoa học tối cao, triết học tối cao trong Phật pháp. Vũ trụ từ đâu mà có? Sinh mạng từ đâu mà có? Tôi từ đâu mà có? Trong kinh điển Đại thừa nói rất rõ ràng minh bạch, là từ tâm hiện thức biến, tâm ở đây chính là tánh, tánh làm thể mà nói, cho nên tâm tánh đôi khi ý nghĩa tương đồng, cũng có khi chia ra làm hai ý, xem bạn dùng nó vào chỗ nào. Cũng có thể lấy tâm tánh liên kết lại mà nói, tâm tánh là chân tánh, trong tâm tánh không có vật chất cũng không có tinh thần, giống như bản thể trong triết học nói, bản thể của vũ trụ vạn hữu, trong Đại thừa giáo gọi là tâm tánh, nó không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất, nhưng nó có thể biến hiện ra vật chất, cũng có thể biến hiện ra tinh thần. Nói cách khác, hiện tượng tinh thần và vật chất, hai hiện tượng này đều từ tâm tánh biến hiện ra, đều từ tâm tánh mà có, chỉ có tâm tánh là vĩnh hằng, là bất sanh bất diệt, nó không sanh thì đương nhiên là không diệt, nó không có gì hết nhưng chẳng thể nói nó là không, nó có thể sanh vạn pháp, không thể nói vạn pháp là có. Các nhà khoa học ngày nay, chúng ta rất khâm phục họ, họ nói giữa vũ trụ với vũ trụ chỉ có 3 thứ, ngoài ba thứ này ra thì không có bất cứ một thứ gì. Ba thứ đó là gì? Là năng lượng, vật chất, tin tức, đó là các nhà khoa học cận đại nói, cùng với tam tế tướng trong thức A lại da của đại thừa Phật giáo tương đồng, nghiệp tướng của A lại da chính là năng lượng, kiến tướng của A lại da là tin tức, cảnh giới tướng của A lại da chính là vật chất. Các nhà duy thức học nói; Giữa vũ trụ duy thức chỉ có 3 thứ, ngoài ba thứ này ra thì không còn gì nữa, tất cả mọi cảnh giới đều do ba thứ này biến hiện mà có. Rất khó được! Vậy thì ba thứ này từ đâu mà có? Khoa học không nói được, nhưng Phật pháp nói được, ba thứ này do tự tánh biến hiện, là bản thể của tự tánh. Làm thế nào mà biến ra được? Biến này là hiện tượng ba động, điều này cũng được các nhà khoa học hiện nay khám phá ra, tất cả muôn sự muôn vật trong vũ trụ này, đều là hiện tượng ba động. Vì sao lại có nhiều như vậy? Là vì tần số ba động không đồng, cho nên vật chất nó biến hiện ra chẳng tương đồng. 3000 năm về trước, đức Phật đã tuyên bố về chân tướng của vũ trụ. Vì sao Ngài biết được? Ngài hiểu rõ hơn các nhà khoa học nhiều, hiểu biết tỉ mỉ, vì sao vậy? Vì các nhà khoa học từ số học, số lý mà suy luận, sau đó dùng công cụ và phương pháp khoa học để chứng minh, khiến chúng ta biết được. Đức Phật không dùng số học, cũng không dùng công cụ khoa học, nhưng vì sao Ngài biết được? Hiểu được rõ ràng, siêu việt hơn khoa học rất rất nhiều. Vì sao vậy? Vì chư Phật Bồ tát tận mắt nhìn thấy, điều này hay quá, tận mắt nhìn thấy. Vì sao chúng ta không nhìn thấy mà các Ngài lại nhìn thấy? Vì ngài dùng tâm thanh tịnh để thấy, Ngài dùng tâm bình đẳng để thấy, Ngài dùng tâm giác ngộ viên mãn nhìn thấy. Cho nên đức Phật nói chúng ta cũng có khả năng này, nhưng mà hiện tại thì sao? Chúng ta khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, gọi đó là phiền não, đã che khuất bản năng của chúng ta, cho nên sự tu tập của đao Phật, tu cái gì? Tu thiền định, tám vạn bốn ngàn pháp môn đều tu thiền định, nếu như rời thiền định thì đó chẳng phải là Phật pháp. Pháp môn niệm Phật của chúng ta, có phải là tu thiền định hay không? Phải! Tất cả đều là tu thiền định, chỉ là phương pháp khác nhau thôi, sự định tâm sâu cạn khác nhau. Ví như lục đạo luân hồi, lục đạo luân hồi, không cần đại định là nhìn thấy rồi, nhất là dục giới, sáu tầng trời dục giới, bao gồm cả phía dưới là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, gọi là dục giới. Dục giới chỉ cần một chút định là nhìn thấy rồi, một chút định này, trong kinh Hoa Nghiêm nói, là Bồ tát Sơ tín vị, giống như lớp sơ cấp trong Phật giáo vậy. Quả vị Tu Đà Hoàn của tiểu thừa, là có khả năng nhìn thấy được, tuy thấy được, nhưng không ra khỏi được. Vì sao vậy? Vì công phu thiền định chưa đủ, người này mới được một chút xíu tâm thanh tịnh, phục hồi được 2 khả năng. Đức Phật dạy bản năng của chúng ta có 6 loại, gọi là lục thông, lục chủng thần thông, mọi người ai cũng có, chẳng có gì kỳ lạ hết, chỉ cần bạn bỏ hết chướng ngại, thì khả năng đó sẽ phục hồi. Bỏ đi chướng ngại gì? Chướng ngại này chẳng phải là rất lớn. Sơ quả mà Tu Đà Hoàn của Tiểu thừa chứng được, họ đã đem năm loại kiến hoặc, tức là buông bỏ những kiến giải sai lầm, đây là tu hành, sửa đổi! Sửa đổi chính là cái nhìn chính xác. Cái nhìn chính xác thứ nhất; Thân không phải là ta, điều này đối với người bình thường rất khó, thân không phải là ta. Vậy thân là gì? Thân giống như quần áo mình có vậy, nó là một công cụ của ta, nó không phải là ta. Phải hiểu rõ chân tướng sự thật này, không nên chấp trước thân là ta nữa. Thứ hai là buông bỏ biên kiến. Biên kiến là gì? Chúng ta nói đối lập, đây là nguồn gốc của tất cả phiền não, chúng ta không còn đối lập với người nữa, bất luận là người thân hay kẻ thù, hay oan gia trái chủ, đều không đối lập, mình người không khác. Không đối lập, tiếp tục buông bỏ thành kiến, thành kiến là gì? Cho mình là hay, quan niệm này phải buông bỏ, nó sai lầm. Kế đến là buông bỏ tất cả những quan niệm sai lầm, nếu bạn có thể sửa đổi được những bộ phận này, đó là tu tập, là sửa đổi, thì sẽ chứng được quả Tu Đà Hoàn. Sáu khả năng của bạn bạn sẽ phục hồi được hai loại, hai loại này, cái thứ nhất là thiên nhãn, cái thứ nhì là thiên nhĩ, bạn có thể nhìn thấy những thứ người khác không thấy. Vì sao vậy? Vì bạn đã phá được một bộ phận không gian duy thứ. Người bình thường chỉ có thể nhìn thấy không gian ba chiều, nhưng bạn có thể nhìn thấy bốn chiều, thấy 5 chiều, thấy 6 chiều, tự nhiên không giống người khác. Vì sao vậy? Không gian duy thứ từ đâu mà có? Từ vọng tưởng phân biệt chấp trước biến hiện ra, chỉ cần bạn giảm bớt tâm phân biệt chấp trước, buông bỏ được một bộ phận thì phá vỡ được một bộ phần. Không gian duy thứ, các nhà khoa học cho chúng ta thấy, đứng về mặt lý luận mà nói, nó không có số lượng, nó là vô lượng vô biên, cho nên chỉ cần bạn có thể phá vỡ, các nhà khoa học không biết không gian duy thứ từ đâu mà có, nhưng đức Phật biết được, nó từ vọng tưởng phân biệt chấp trước biến hiện ra. Nếu như buông bỏ hết tâm vọng tưởng phân biệt chấp trước, thì đã phá vỡ được toàn bộ không gian duy thứ, sau khi phá được hết thì khả năng của bạn rất lớn, mở mắt ra là bạn có thể nhìn thấy được biến pháp giới hư không giới, không cần dùng kính viễn vọng, không cần sử dụng đến những dụng cụ khoa học, bạn có thể nhìn thấy những quả địa cầu khác, nhìn thấy tinh cầu rõ giống như thấy đồ vật ở trước mặt, những tinh cầu khác cự ly cách chúng ta là vô hạn, nơi đó có những âm thanh gì, chúng ta ở đây nghe được rõ ràng, người đó có khả năng này.

/ 600