/ 9
760

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

Phần 7

佛說阿彌陀經要解講記

Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯

Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh

清西有沙門蕅益智旭解

Pháp sư Tịnh Không giảng thuật

淨空法師講述

Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép

劉承符居士記

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ và Đức Phong


(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.

(Giải) Tâm tánh chiếu nhi thường tịch, cố vi thọ mạng. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố thọ mạng vô lượng dã. Pháp Thân thọ mạng, vô thỉ vô chung. Báo Thân thọ mạng, hữu thỉ vô chung. Thử diệc Phật Phật đạo đồng, giai khả danh Vô Lượng Thọ. Ứng Thân tùy nguyện, tùy cơ, diên súc bất đẳng. Pháp Tạng nguyện vương, hữu “Phật cập nhân, thọ mạng giai vô lượng” chi nguyện. Kim quả thành như nguyện, biệt danh Vô Lượng Thọ dã. A-tăng-kỳ, vô biên, vô lượng, giai toán số danh, thật hữu lượng chi vô lượng. Nhiên tam thân bất nhất, bất dị, Ứng Thân diệc khả tức thị vô lượng chi vô lượng hỹ. Cập giả, tịnh dã. “Nhân dân” chỉ Đẳng Giác dĩ hoàn, vị Phật thọ mạng, tịnh kỳ nhân dân thọ mạng, giai vô lượng đẳng dã.

(經)又舍利弗。彼佛壽命。及其人民。無量無邊阿僧祇劫。故名阿彌陀。

(解)心性照而常寂,故為壽命。今徹證心性無量之體。故壽命無量也。法身壽命。無始無終。報身壽命。有始無終。此亦佛佛道同。皆可名無量壽。應身隨願隨機。延促不等。法藏願王。有佛及人。壽命皆無量之願。今果成如願。別名無量壽也。阿僧祇。無邊。無量。皆算數名。實有量之無量。然三身不一不異。應身亦可即是無量之無量矣。及者。併也。人民指等覺以還。謂佛壽命。併其人民壽命。皆無量等也。

(Chánh kinh: Lại này Xá Lợi Phất! Thọ mạng của đức Phật ấy và nhân dân của Ngài là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, nên có tên là A Di Đà.

Giải: Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng. Thọ mạng của Pháp Thân không khởi đầu, không kết thúc; thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc. Đây chính là điều giống nhau giữa chư Phật nên vị nào cũng đều có thể gọi là Vô Lượng Thọ. Ứng Thân tùy theo nguyện, tùy theo căn cơ mà thọ mạng kéo dài hay rút ngắn khác nhau. Trong nguyện vương của ngài Pháp Tạng có lời nguyện “thọ mạng của Phật và nhân dân đều vô lượng”, nay quả thật thành tựu đúng như lời nguyện, nên riêng Ngài có tên là Vô Lượng Thọ. A-tăng-kỳ, vô biên, vô lượng, đều là những tên gọi trong toán số, quả thật là vô lượng trong hữu lượng; nhưng tam thân chẳng một, chẳng khác nên Ứng Thân cũng có thể là vô lượng trong vô lượng. “Cập” là “và”. Chữ “nhân dân” chỉ những người từ Đẳng Giác trở xuống, ý nói: Thọ mạng của Phật và nhân dân của Ngài đều bình đẳng vô lượng).


Đoạn kinh văn này cho biết trong Tây Phương thế giới, thọ mạng của Phật và nhân dân rất dài, đều là vô lượng; vì thế, gọi là A Di Đà. Sách Yếu Giải viết: “Tâm tánh chiếu nhi thường tịch, cố vi thọ mạng. Kim triệt chứng tâm tánh vô lượng chi Thể, cố thọ mạng vô lượng dã” (Tâm tánh chiếu mà thường tịch nên [mệnh danh] là thọ mạng. Nay chứng triệt để cái Thể vô lượng của tâm tánh, cho nên thọ mạng vô lượng). Đây là nói theo lý luận, vì sao nhân dân tại Tây Phương vô lượng thọ. Nhà Thiền nói “minh tâm kiến tánh”, thì “kiến” (見) có nghĩa là “chứng”. Trong kinh Đại Thừa, Phật nói Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo là kiến tánh, tức là đã chứng đắc tâm tánh, nhưng chưa rốt ráo viên mãn. Dùng mặt trăng để so sánh thì mặt trăng vừa mới mọc gọi là “trăng lưỡi liềm” (trăng non). Bồ Tát kiến tánh là thấy từng phần, chẳng phải là viên mãn ngay lập tức; còn A Di Đà Phật là “triệt chứng” (chứng triệt để, chứng thấu triệt), chứng rốt ráo viên mãn. Nói thật ra, Phần Chứng cũng là vô lượng thọ, huống chi viên mãn! Phật chứng thấu triệt thì không có vấn đề gì, chứ phàm phu và chúng sanh Thập Ác vãng sanh, nghiệp chưa tiêu, làm sao chứng được cái Thể của tâm tánh? Từ Tịnh Độ Tam Kinh, ta cũng có thể hiểu rõ tình trạng này. Do hoàn cảnh của Tây Phương thế giới thù thắng, hoàn toàn vô chướng ngại, hằng ngày cùng với A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, các vị Đẳng Giác Bồ Tát, chư thượng thiện nhân tụ hội một chỗ, được các Ngài un đúc, dẫu là Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sanh cũng liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Đấy là do vô lượng công đức của Phật gia trì, nên đều là vô lượng thọ. Pháp Thân là bản thể của tâm tánh; nói thật ra, Pháp Thân chẳng có thọ mạng vì nó không khởi đầu, không kết thúc. Thọ mạng của Báo Thân có khởi đầu, không có kết thúc, có thể nói là mỗi vị Phật đều là vô lượng thọ. Nay đức A Di Đà Phật đang được nói đến [trong kinh này] chính là Ứng Thân Phật. Thọ mạng của Ứng Thân là thuận theo nguyện, theo như nguyện đã phát lúc Phật tu nhân, đồng thời cũng là “tùy cơ”, tức là thuận theo cơ duyên của chúng sanh sẽ được Phật hóa độ mà thọ mạng của [Ứng Thân] Phật dài hay ngắn khác nhau. Trong lúc tu nhân, A Di Đà Phật phát nguyện khác với chư Phật. Ngài phát nguyện: Trong tương lai, sau khi thành Phật, nhân dân trong cõi Ngài đều là vô lượng thọ. Nay Ngài đã thành Phật, điều nguyện ấy cũng được thực hiện trên phương diện quả báo. Đấy chính là đại nguyện khôn sánh, mọi người không thể suy tưởng được. Trong lúc tu nhân, Ngài tham khảo, quán sát vô lượng vô biên các cõi nước Phật, thấy thọ mạng có dài - ngắn, tu hành có khó - dễ, Ngài mới phát ra đại nguyện ấy. Trong quá trình tu hành thông thường, những ý niệm ấy rất khó có, khi chứng quả, những nguyện ấy đều biến thành hiện thực.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 9