/ 9
876

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

Phần 5

佛說阿彌陀經要解講記

Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯

Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh

清西有沙門蕅益智旭解

Pháp sư Tịnh Không giảng thuật

淨空法師講述

Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép

劉承符居士記

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ và Đức Phong

 

(Giải) Thực thời, tức thanh đán, cố vân “tức dĩ”, minh kỳ Thần Túc bất khả tư nghị. Bất ly bỉ độ, thường biến thập phương, bất giả du thời hồi hoàn dã. Thử văn hiển Cực Lạc, nhất thanh, nhất trần, nhất sát-na, nãi chí khóa bộ, đàn chỉ, tất dữ thập phương Tam Bảo, quán triệt vô ngại. Hựu, hiển tại Sa Bà, tắc trược trọng ác chướng, dữ Cực Lạc bất cách nhi cách, sanh Cực Lạc, tắc công đức thậm thâm, dữ Sa Bà cách nhi bất cách dã.

(解)食時。即清旦。故云即以。明其神足不可思議。不離彼土。常遍十方。不假逾時回還也。此文顯極樂。一聲。一塵。一剎那。乃至跨步彈指。悉與十方三寶。貫徹無礙。又。顯在娑婆。則濁重惡障。與極樂不隔而隔。生極樂。則功德甚深。與娑婆隔而不隔也。

(Giải: “Thực thời” chính là lúc sáng sớm, nên nói “tức dĩ” (liền ngay), chỉ rõ Thần Túc chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng lìa cõi ấy mà thường trọn khắp mười phương, chẳng mất thời gian quay trở lại. Đoạn văn này nêu rõ một thanh, một trần, một sát-na, thậm chí cất bước, khảy ngón tay trong cõi Cực Lạc đều cùng với mười phương Tam Bảo quán triệt vô ngại. Lại còn, chỉ rõ: Trong Sa Bà, trược nặng, ác chướng, chẳng cách ngăn Cực Lạc mà thành ngăn cách. Sanh về Cực Lạc, công đức rất sâu, tuy cách ngăn Sa Bà mà chẳng hề ngăn cách).


Trong sáu thứ thần thông, có một thứ gọi là Thần Túc Thông. “Thần” (神) là thần kỳ chẳng thể lường, chẳng thể suy nghĩ được. “Túc” (足) là viên mãn, biểu thị biến hóa tự tại. Truyện Tây Du Ký nói Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép biến hóa, đấy chính là thần thông. Người sanh về Tây Phương nghe kinh, nghe pháp trong giảng đường của A Di Đà Phật, đồng thời phân thân đến khắp các cõi Phật trong mười phương để cúng Phật, độ chúng sanh, đi về tự tại. Phân thân đến mười phương thế giới, ở lại đó một thời gian tùy theo duyên của chúng sanh. Hết thảy chúng sanh sanh về Tây Phương đều viên mãn đầy đủ sáu thứ thần thông, đều cùng mười phương Tam Bảo quán triệt vô ngại, một thanh, một trần, một sát-na, cho đến trong một động tác nhỏ nhặt trong khoảng thời gian khảy ngón tay trong cuộc sống thường nhật, tùy tiện lấy một pháp nào cũng là toàn thể pháp giới. Do vậy, mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai không ngừng hướng về hành giả nói pháp là chuyện có thể xảy ra; bởi lẽ, hết thảy vô ngại. Như trong kinh Đại Thừa có nói “trong một đầu lông chuyển đại pháp luân, không có mảy may chướng ngại nào”. Kinh Hoa Nghiêm bảo “một chính là nhiều, nhiều chính là một. Một và nhiều viên dung, tự tại vô ngại”.

“Hựu hiển tại Sa Bà, tắc trược trọng ác chướng, dữ Cực Lạc bất cách nhi cách” (Lại nữa, hiển thị trong cõi Sa Bà, do trược nặng, ác chướng, chẳng cách ngăn Cực Lạc mà thành ngăn cách). Thế giới này của chúng ta ô nhiễm rất nặng, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh cáo: Nếu chẳng cấp tốc giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, năm mươi năm sau, quả địa cầu sẽ chẳng thích hợp cho con người sống nữa. Có thể đạt được hiệu quả hay không, tôi cảm thấy hết sức khó khăn. Nhà Phật nói: “Y báo chuyển theo chánh báo”. Y báo là hoàn cảnh, chánh báo là lòng người. Trong tâm chúng ta bị ô nhiễm còn nghiêm trọng hơn hoàn cảnh bị ô nhiễm. Do tư tưởng, kiến giải của chúng ta sai lầm mà dẫn đến những hành vi sai lầm. Muốn cầu xã hội an định, ắt phải dốc sức tịnh hóa lòng người. Trong giai đoạn hiện thời này, hết sức khó khăn. Người tạo Thập Ác trong xã hội rất nhiều. Trước kia, tạo Thập Ác còn có tâm hổ thẹn, hiện thời lại coi đó như một hiện tượng bình thường! Do thế giới Sa Bà có những thứ trược nặng, ác chướng ấy, cho nên xa cách Cực Lạc; hai thế giới chẳng ngăn cách mà thành ngăn cách!

Trong các bộ Cao Tăng Truyện và Cư Sĩ Truyện của Trung Quốc, có không ít người đã được chứng kiến [cảnh giới của thánh nhân], như câu chuyện thiền sư Pháp Chiếu của Tịnh Độ Tông đến Đại Thánh Trúc Lâm Tự ở Ngũ Đài Sơn, thấy Văn Thù Bồ Tát mà tôi đã nhắc đến trong phần Huyền Nghĩa. Sau khi Bồ Tát thuyết pháp xong, Sư hướng về Văn Thù Bồ Tát thưa hỏi: “Trong thời kỳ Mạt Pháp, chúng sanh tu pháp nào thì thích hợp?” Văn Thù Bồ Tát bảo: “Tu pháp Ngũ Hội Niệm Phật là thích hợp nhất”. Văn Thù Bồ Tát còn niệm mấy câu cho Sư nghe. Ngài Pháp Chiếu vốn học Thiền, qua cuộc kỳ ngộ ấy, bèn chuyên tu Tịnh Độ. Về sau, Ngài trở thành tổ sư đời thứ tư của Tịnh Độ Tông.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 9