/ 9
1.582

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký

Phần 4

佛說阿彌陀經要解講記

Diêu Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh

姚秦三藏法師鳩摩羅什譯

Sa-môn Tây Hữu Ngẫu Ích Trí Húc chú giải vào đời Thanh

清西有沙門蕅益智旭解

Pháp sư Tịnh Không giảng thuật

淨空法師講述

Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép

劉承符居士記

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2006)

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang, Vạn Từ và Đức Phong


(Giải) Thường Tịch Quang độ, phần chứng giả uế, cứu cánh mãn chứng giả tịnh. Kim vân Cực Lạc thế giới, chánh chỉ Đồng Cư Tịnh Độ, diệc tức hoành cụ thượng tam Tịnh Độ dã. “Hữu Phật hiệu A Di Đà”, tự chánh báo giáo chủ chi danh dã, phiên dịch như hạ quảng thích. Phật hữu tam thân, các luận đơn, phức. Pháp Thân đơn, chỉ sở chứng Lý tánh. Báo Thân đơn, chỉ năng chứng công đức trí huệ. Hóa Thân đơn, chỉ sở hiện tướng hảo sắc tượng. Pháp Thân phức giả, Tự Tánh Thanh Tịnh Pháp Thân, Ly Cấu Diệu Cực Pháp Thân. Báo Thân phức giả, Tự Thụ Dụng Báo Thân, Tha Thụ Dụng Báo Thân. Hóa Thân phức giả, Thị Sanh Hóa Thân, Ứng Hiện Hóa Thân. Hựu, Phật Giới Hóa Thân, Tùy Loại Hóa Thân. Tuy biện đơn phức tam thân, thực phi nhất, phi tam, nhi tam, nhi nhất. Bất tung hoành, bất tịnh biệt, ly quá, tuyệt phi, bất khả tư nghị. Kim vân A Di Đà Phật, chánh chỉ Đồng Cư độ trung Thị Sanh Hóa Thân. Nhưng phức tức Báo, tức Pháp dã. Phục thứ, thế giới cập Phật, giai ngôn “hữu” giả, cụ tứ nghĩa, đích tiêu thực cảnh, linh hân cầu cố. Thành ngữ chỉ thị, linh chuyên nhất cố. Giản phi Càn thành, dương diễm, phi quyền hiện khúc thị, phi duyên ảnh hư vọng, phi bảo chân thiên đản, phá ma, tà, quyền, tiểu cố, viên chương tánh cụ, linh thâm chứng cố.

(解)常寂光土。分證者穢。究竟滿證者淨。今云極樂世界。正指同居淨土。亦即橫具上三淨土也。有佛號阿彌陀。序正報教主之名也。翻譯如下廣釋。佛有三身。各論單複。法身單。指所證理性。報身單。指能證功德智慧。化身單。指所現相好色像。法身複者。自性清淨法身。離垢妙極法身。報身複者。自受用報身。他受用報身。化身複者。示生化身。應現化身。又。佛界化身。隨類化身。雖辨單複三身。實非一非三。而三而一。不縱橫。不並別。離過絕非。不可思議。今云阿彌陀佛。正指同居土中。示生化身。仍復即報即法也。復次。世界及佛。皆言有者。具四義。的標實境。令欣求故。誠語指示。令專一故。簡非乾城陽燄。非權現曲示。非緣影虛妄。非保真偏但。破魔邪權小故。圓彰性具。令深證故。

(Giải: Thường Tịch Quang độ, phần chứng là uế, rốt ráo chứng viên mãn là tịnh. “Thế giới Cực Lạc” đang được nói ở đây chính là nói về Đồng Cư Tịnh Độ, mà cũng là cõi Tịnh Độ theo chiều ngang có đủ cả ba cõi Tịnh Độ trên. Câu “có Phật hiệu là A Di Đà” nhằm nêu ra danh hiệu của vị giáo chủ trong chánh báo, sẽ được giải thích rộng rãi trong tiểu đoạn giảng về sự phiên dịch [danh hiệu vị Phật này] trong phần sau. Phật có ba thân, với mỗi thân đều luận thân đơn và thân kép. Pháp Thân đơn chỉ cho Lý tánh được chứng, Báo Thân đơn chỉ trí huệ, công đức có công năng chứng [Lý tánh ấy], Hóa Thân đơn chỉ các hình tượng, tướng hảo đã được hiện [bởi chân tâm]. Pháp Thân kép gồm Tự Tánh Thanh Tịnh Pháp Thân và Ly Cấu Diệu Cực Pháp Thân. Báo Thân kép gồm Tự Thụ Dụng Báo Thân và Tha Thụ Dụng Báo Thân. Hóa Thân kép gồm Thị Sanh Hóa Thân và Ứng Hiện Hóa Thân. Lại còn có Phật Giới Hóa Thân và Tùy Loại Hóa Thân. Tuy phân biệt ba thân đơn và kép, nhưng thật ra, chúng chẳng phải một, chẳng phải ba, nhưng là ba, là một, chẳng dọc ngang, chẳng cùng tồn tại hay sai khác, lìa lỗi, dứt sai, chẳng thể nghĩ bàn. Nay nói A Di Đà Phật chính là nói về Thị Sanh Hóa thân của A Di Đà Phật trong cõi Đồng Cư, nhưng thân phức cũng chính là Pháp Thân, cũng chính là Báo Thân. Lại nữa, [trong chánh kinh, đối với] thế giới và Phật đều nói là “có”. [Hai chữ Có ấy] gồm đủ bốn nghĩa (Tứ Tất Đàn):

- Nêu ra cảnh thật khiến [cho người nghe] vui thích, mong cầu.

- Lời thành thật chỉ bày khiến cho [người nghe] chuyên nhất.

- Nhằm phân biệt rõ ràng [cõi Cực Lạc] chẳng phải là thành Càn Thát Bà, hay là bóng nước gợn khi trời nắng gắt, chẳng phải là quyền biến thị hiện hay nói phương tiện nhằm thuận theo căn tánh, chẳng phải là bóng dáng hư vọng của các duyên, chẳng phải là khư khư giữ lấy thiên chân Niết Bàn, phá dẹp ma, tà, quyền, tiểu.

- Phô bày trọn vẹn tánh vốn trọn đủ, nhằm làm cho [người nghe] chứng nhập sâu xa).


“Cõi Thường Tịch Quang”: Các kinh Đại Thừa thường nói Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cảnh giới nơi quả địa Như Lai. Theo cách nói của tông Thiên Thai thì Tạng Giáo và Thông Giáo chỉ đoạn Kiến Tư phiền não, chưa phá vô minh, đương nhiên không tính tới. Thành Phật trong Biệt Giáo sẽ chứng nhập cõi Thường Tịch Quang; nhưng nếu so sánh giữa Biệt Giáo và Viên Giáo thì hàng Sơ Địa trong Biệt Giáo phá một phần vô minh, chứng một phần Pháp Thân, được gọi là Pháp Thân đại sĩ, trên [địa vị] Thập Địa Bồ Tát lại có thêm địa vị Đẳng Giác, phá mười một phẩm vô minh [liền chứng địa vị] Diệu Giác tức là thành Phật. [Như vậy] thành Phật [trong Biệt Giáo] là phá cả mười hai phẩm vô minh[1]. [Thế nhưng] vô minh có tất cả bốn mươi hai phẩm, [vị Bồ Tát thành Phật trong Biệt Giáo] chỉ mới phá được mười hai phẩm, vẫn còn ba mươi phẩm [vô minh] chưa phá. Đấy là quả vị Phật trong Biệt Giáo. Cảnh giới được chứng bởi vị ấy là uế độ của cõi Thường Tịch Quang. [Đức Phật trong] Viên Giáo đã phá sạch bốn mươi hai phẩm vô minh, viên mãn chứng đắc Phật quả; cảnh giới của vị ấy là Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 9