/ 6
826

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO

(Giáo Dục Hạnh Phúc Mỹ Mãn)

Phần 4

 

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Boston Úc Châu

(iii) Vị thứ ba là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ, cũng chính là nói chúng ta tu học, cùng ở chung với tất cả đại chúng thì chúng ta phải tận hiếu. Tu trì của chúng ta nhất định phải căn cứ vào lý trí, không được làm việc theo cảm tình. Bồ Tát Văn Thù đại biểu lý tánh, Ngài là trí tuệ, là lý luận, không phải là cảm tình. Cảm tình thì là phiền não, có mê hoặc; lý tánh là giác, sau cùng đạt đến cứu cánh, đó là hiếu từ lý trí.

(iv) Vị thứ tư là Bồ Tát Phổ Hiền

Ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, ứng dụng ngay trong công việc của chúng ta, ứng dụng ngay trong đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật, đó gọi là Bồ Tát Phổ Hiền. Phổ là phổ biến, bình đẳng phổ biến.Ta tốt, ta cũng hy vọng tất cả mỗi chúng sanh đều tốt, không ai không tốt, đó gọi là Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền viên mãn rồi thì là thành Phật. Bồ Tát Phổ Hiền được nói trong Kinh Hoa Nghiêm, còn hiện tại thì chúng ta chọn lấy Kinh Vô Lượng Thọ. Người xưa nói, Kinh Vô Lượng Thọ chính là trung bổn của Kinh Hoa Nghiêm. Số lượng của Kinh Hoa Nghiêm rất lớn, không luận là trên lý luận hay trên sự thật (sự thật chính là đời sống của chúng ta), mỗi ngày chúng ta phải nên làm việc, mỗi ngày phải nên đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật như thế nào, những việc vụn vặt đều giảng giải rất tường tận. Đây cũng chính là thể hiện, kinh điển của Phật là dạy bảo chúng ta làm thế nào để trải qua ngày tháng, làm thế nào trải qua đời sống được mỹ mãn, đời sống được hạnh phúc, đời sống hoàn toàn tương ưng với chân tướng của vũ trụ nhân sanh.Đời sống như vậy mới mỹ mãn. Điều này cũng chính là nói, trải qua đời sống như của Phật Bồ Tát mới chính là đời sống đại viên mãn. Phật pháp là dạy cho chúng ta những thứ này, đây mới là pháp đại thừa viên mãn chân thật cứu cánh. Như vậy thì trong Phật pháp làm gì có mê tín chứ?

Trước tiên chúng ta đem ý nghĩa biểu pháp của tạo tượng và danh hiệu của Phật, Bồ Tát giải thích cho rõ ràng, nếu không thì khi học đích thực là mê tín, nhất định bạn sẽ không có được cái tốt chân thật trong Phật pháp.Đây là lề lối thứ lớp vào cửa để tu tập. Hiếu thân, tôn sư, từ bi, lý trí, bình đẳng, chúng ta phải đồng thời tu, nhưng trong đồng thời tu có thứ lớp, trong thứ lớp có đồng thời. Điều này là trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Hành bộ bất ngại viên dung, viên dung bất ngại hành bộ”. Hành bộ chính là có thứ lớp, thí dụ bạn từ hiếu thân trước, lại nâng lên đến đại từ đại bi, lại bồi dưỡng lý trí, lại bồi dưỡng một tâm lượng rộng lớn, đó là có thứ lớp. Tuy có thứ lớp nhưng cũng có thể có mấy khóa mục đồng thời tu học, như phía trước đã nói có năm khóa mục, một chính là năm, năm chính là một, bất cứ thứ nào nó cũng đều gom nhiếp trong đó. Trong Hiếu thân bao hàm có Từ Bi, có lý tánh, có trí tuệ, trong trí tuệ hàm chứa có Hiếu thân, có từ bi, Đây chính là ý nghĩa hành bộ không ngại viên dung, viên dung không ngại hành bộ.

Sau khi thông suốt ý nghĩa đại thể của Phật pháp rồi, chúng ta muốn hỏi là cụ thể trong cuộc sống thường ngày chúng ta phải làm như thế nào? Đây là giáo học chân thật của Phật pháp mà trong tất cả kinh luận đều có. Cho nên tu học kinh điển, thực tế thì chỉ một bộ kinh là đủ rồi, vì trong mỗi một bộ kinh, những ý nghĩa này thảy đều đầy đủ. Vấn đề là bạn thật phải xem hiểu được nó, bạn phải có thể làm được thì mới hữu dụng.

Tịnh độ tông

Mục tiêu tu học của Tịnh Độ Tông chúng ta là cầu sanh Tịnh Độ, đi gặp Phật A Di Đà. Phật A Di Đà đã làm hiếu đạo đến cứu cánh viên mãn. Các vị thử nghĩ xem, nếu chúng ta không hiếu thuận cha mẹ thì bạn có thể đi đến thế giới Cực Lạc hay sao? Bạn không thể nào đi được, Phật A Di Đà đại từ đại bi cũng không thể đem một người bất hiếu cha mẹ, cho dù bạn mỗi ngày niệm A Di Đà Phật, một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, nịnh bợ Phật A Di Đà, Phật A Di Đà cũng không thể vì tình riêng mà tiếp dẫn bạn. Phật A Di Đà dạy bảo chúng ta như thế nào? Tịnh Độ có ba kinh một luận, đây là kinh điển căn bản của Tịnh Độ. Ba kinh chính là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, đây là Tịnh Độ ba kinh. Trong ba kinh lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm thứ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ là khái yếu của Tịnh Tông, là khái luận của tịnh tông. Kinh Vô Lượng Thọ đã đem thế giới Tây phương Cực Lạc giới thiệu cho chúng ta rõ ràng tường tận. Còn Kinh Quán Vô lượng Thọ là giáo trình bổ sung của Kinh Vô Lượng Thọ, lý luận đối với Tây phương Tịnh Độ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có bổ sung nói rõ những điểm trọng yếu: (i) Phương pháp vãng sanh, mười sáu phép quán là đưa ra phương pháp, giảng nói phương pháp rất rõ ràng; (ii) Trên kinh Vô Lượng Thọ chỉ giảng ba bậc vãng sanh, trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì giảng chín phẩm rất tỉ mỉ; (iii) Đạo lý của nhân quả, niệm Phật là nhân, vãng sanh thành Phật là quả, những đạo lý này đã bổ sung giảng nói rất tường tận.

/ 6