/ 6
787

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO

(Giáo Dục Hạnh Phúc Mỹ Mãn)

Phần 3

 

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Boston Úc Châu

Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.

Còn về mặt học thuật thì dạy những gì? Chính là dạy Vô tri, dạy đọc sách. Đọc sách thì chỉ dạy đọc tụng, không giảng giải ý nghĩa, như Tứ Thư Ngũ Kinh, loại sách này thầy giáo dạy bạn đọc, mỗi ngày dạy bạn đọc một đoạn, dạy bạn học thuộc, học thuộc rồi còn phải học thuộc 100 biến, thuộc 200 biến. Vì sao phải thuộc số biến nhiều đến như vậy? Học thuộc như vậy thì cả đời của bạn không thể quên được, đây là ý nghĩa thứ nhất. Bên trong còn một ý nghĩa rất quan trọng, đó là nếu những đứa trẻ không dạy nó làm việc gì thì nó sẽ nghĩ tưởng lung tung, nghĩ tưởng lung tung là phiền não, là bệnh, không phải là việc tốt, không có trí tuệ. Cho nên thầy giáo dùng phương pháp như vậy bảo học trò học thuộc sách, học thuộc sách thì sẽ không khởi vọng tưởng, dùng phương pháp này làm cho vọng tưởng phân biệt chấp trước của nó bị đánh tiêu, làm cho tâm được thanh tịnh. Phương pháp này chính là tu Căn bản trí “Bát Nhã Vô Tri”, dùng phương pháp như vậy bồi dưỡng nó từ 7 tuổi đến khoảng 12 tuổi. Đây là giáo dục của thời xưa. Cho nên những loại sách cần phải đọc thì thảy đều đã đọc qua, nhưng ý nghĩa thế nào thì học trò không hiểu, không có vọng tưởng.

Giáo dục của thời xưa là từ tiểu học đến đại học, không có trung học, thế nên 13 tuổi thì có thể học Thái học. Thời trước gọi là Thái học, không có những danh từ Trung học, Đại học. Thái học thời đó giống như đại học hiện tại của chúng ta, đến trường học đó học tập chính là cầu trí tuệ, cầu hậu đắc trí là Vô sở bất tri. Bạn xem phía trước, giáo dục trong khoảng thời gian này là dạy bạn Vô tri, giáo dục ở đoạn sau là Vô sở bất tri. Cho nên lên Thái học rồi, thầy giáo trong Thái học giảng giải những sách vở mà từ trước bạn đã đọc qua, các bạn đồng học cùng nhau nghiên cứu thảo luận, nỗ lực học tập. Cho nên người xưa đi học rất vui, rất an lạc, khi lên đến Thái học thì đi học không cần mang theo sách, không như hiện tại đi học phải mang theo một đống sách, học sinh phải mang vác rất nặng nề, nhìn thấy rất là tội nghiệp. Thời xưa lên Thái học rồi thì không cần mang sách, thầy giáo cũng đã thuộc lòng từ nhỏ, học trò mỗi người đều đã thuộc lòng. Giảng một bộ sách nào tờ thứ mấy, hàng thứ mấy, chữ thứ mấy, mỗi một người đều biết, đều thông thuộc, họ còn cần đến sách làm gì? Do đó, bạn nói xem, loại nghiên cứu thảo luận đó có thoải mái không? Dẫn kinh, căn cứ điển tích, tùy tiện nhắc đến chỗ nào thì mọi người đều thuộc làu làu, đều biết hết, không phải như hiện tại tra tìm tham khảo tài liệu, tìm đến nửa ngày mà vẫn chưa tìm ra. Giáo dục, căn cơ thời đó có đặc sắc riêng.

Thế nên nói đến một bộ sách nào, tờ thứ mấy, hàng thứ mấy, chữ thứ mấy, thì bạn không thể không bội phục. Người Trung Quốc chúng ta có đầu óc khoa học, không luận là sao chép, không luận là khắc bản để in sách, sách vở của Trung Quốc không có tiêu điểm phù hiệu, mỗi một tờ mười hàng, mỗi một hàng 20 chữ, đó là tiêu chuẩn. Bạn chép sách cũng tốt, bạn in sách cũng tốt, đều là một trang mười hàng, mỗi hàng 20 chữ, cho nên nói tờ thứ mấy, hàng thứ mấy bạn đều biết, không luận bạn là nhà xuất bản nào, toàn quốc thảy đều giống như nhau. Không như in sách hiện tại, sách hiện tại in một hàng nào bao nhiêu chữ, một tờ bao nhiêu hàng không hề nhất định, nếu như bạn không tìm ra bản in đó, xuất bản năm nào, xuất bản nơi nào, thì bạn tra không được. Ngày trước cách in sách là thống nhất, vì vậy sách xưa của Trung Quốc là sách kết chỉ, đều thống nhất như nhau, chỉ cần là cách kết chỉ, cho dù là nhà khắc bản nào đều như nhau, đó là đầu óc khoa học.

/ 6