/ 40
392

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 29

Chào các vị bằng hữu, chào mọi người!

Hôm qua, chúng ta nói đến then chốt thứ tư của cầu học là “minh biện”. “Minh biện” thì chúng ta cần phân biệt rõ về thiện, cũng cần phân biệt rõ về giá trị quan của đời người, phân biệt rõ thành công là gì, phân biệt rõ cái đẹp đích thực là gì, phân biệt rõ sách chúng ta cần phải xem. Tiếp đó, trong đời sống rất nhiều chỗ cũng cần phải phân biệt rõ. Nâng cao lý trí của mình phải luôn luôn phân biệt rõ nhân gì tạo thành kết quả gì, từ trên quả lại tìm ra được nguyên nhân. Khi chúng ta lúc nào cũng có thể từ những phương diện này mà phân biệt, biện biệt thì chúng ta có thể nâng cao năng lực phán đoán của mình, nâng cao lý trí của mình.

Cuối cùng, điều chúng ta nhắc đến là phân biệt rõ ngôn ngữ, chính là khi nghe nói chuyện không nên nghe lời gièm pha, gọi là “người đến nói chuyện thị phi chính là người thị phi”. Cho nên có một câu viết thế này: “Thân đường đường sáu thước, chớ nghe ba tấc lưỡi”. Chúng ta một đấng nam tử hán đại trượng phu thân cao sáu thước, không nên nghe lời “đâm bị thóc, thọc bị gạo” của ba tấc lưỡi. Thân đường đường sáu thước, chớ nghe ba tấc lưỡi, trên lưỡi có suối rồng giết người không thấy máu. Nếu như chúng ta nghe theo lời gièm pha, có thể rất nhiều quan hệ ngũ luân cũng sẽ bị phá hoại, sẽ bị tổn thương. Cho nên, chúng ta cần biết phân biệt rõ ngôn ngữ, rốt cuộc động cơ của người nói chuyện là gì? Nếu như động cơ không tốt thì chúng ta phải nhanh chóng biết tiến thoái. Lúc cần xa lìa phải nhanh chóng xa lìa, lúc cần ngăn chặn cũng có thể ngăn chặn họ.

Khi chúng ta có thể phân biệt rõ thiện ác, biện biệt rõ phương hướng của đời người, thì việc quan trọng nhất tiếp theo là phải thực tiễn, phải nỗ lực thực hiện. Chúng ta học tốt “bác học” rồi, cũng hỏi rõ ràng rồi, cũng có thể “thận tư”, có thể tư duy phán đoán rồi, tiếp theo đó phải đem kiến thức học được từng cái thực tiễn vào trong từng li từng tí của đời sống (chính là ở trong công việc, ở trong đời sống, ở trong đối nhân xử thế).

Hôm qua, chúng ta cũng nói đến “đạo” là gì. “Đạo” chính là tâm hiếu, chính là tâm nhân từ, tâm cung kính của bạn khi từng giây, từng phút chung sống với người. Trong học vấn của chúng ta, bốn chữ được nhấn mạnh nhất là công phu “ch - kính - tồn - thành”.

Kính” là tâm cung kính. Lúc nào cung kính vậy? Thái độ, ngôn ngữ, khởi tâm động niệm đều phải cung kính, đều phải chân thành. Đây gọi là học vấn chân thật. Cho nên tâm hiếu của con người, tâm cung kính của con người, tâm chân thành của con người đều là chân tâm vốn có của một người, gọi là “nhân chi sơ tánh bổn thiện”.

Mạnh Tử nói: “Học vấn chi đạo vô tha”. Mục đích đích thực của cầu học vấn là ở chỗ nào vậy? “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hĩ”. Chữ “phóng” này chính là nhanh chóng tìm trở lại chân tâm bị quên mất của chúng ta, tìm trở lại tâm hiếu của chúng ta, tìm trở lại tâm cung kính của chúng ta, nhanh chóng tìm trở lại tâm nhân từ quan tâm người khác của chúng ta. Khi chúng ta tìm trở lại được thì bạn sẽ cảm thấy cuộc sống đó rất dễ chịu, rất an vui. Nếu tâm này không thể tìm lại được, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời càng sống càng khó khăn, càng sống càng vô vị. Sau khi tìm lại được rồi thì tự bên trong chúng ta tràn đầy hạnh phúc, chứ không phải theo đuổi vật chất rất hư huyễn, giá trị hư huyễn ở bên ngoài. Cho nên, công phu chân thực là ở “chủ - kính - tồn - thành”. Mà “chủ - kính - tồn - thành” là biểu hiện ở trong toàn bộ ngôn ngữ, hành vi của bạn.

Làm sao thực hiện “chủ - kính - tồn - thành”?

Nâng cao ở ba phương diện.

  • Phương diện thứ nhất, bắt đầu làm từ việc tu thân của chính chúng ta. Chúng ta thường nói là công phu tu thân tu dưỡng của một người.
  • Phương diện thứ hai là từ năng lực xử lý sự việc của chúng ta mà nâng cao lên.
  • Phương diện thứ ba là tiếp vật, chính là giao tiếp với người, thậm chí là thái độ cần phải có khi tương tác với tất cả vạn vật.

Cho nên, chúng ta thực hiện toàn bộ giáo huấn Thánh Hiền là ở tu thân, ở xử sự, ở trong tiếp vật.

/ 40