/ 40
264

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 28

Xin chào các vị bằng hữu!

Chúng ta vừa nói đến mấu chốt thứ tư trong học tập là “minh biện”. Chúng ta cần có thể “minh biện” về thiện, chúng ta cần “minh biện” về giá trị quan của thế gian. Giá trị quan thế gian bao gồm thế nào là thành công, thế nào là đẹp, và còn rất nhiều những cách nghĩ, cách nhìn như vậy bạn đều phải “minh biện” được bộ phận chân thật của nó chứ không phải những thứ hư huyễn ở bên ngoài. Cho nên, chúng ta cần nhìn biết được thật giả mới có thể tạo nên cuộc sống chân thật.

Thế nào là tâm tốt?

Chúng tôi có một số em nhỏ khoảng sáu tuổi đều học Kinh điển Thánh Hiền. Một hôm, chúng tôi đi giảng, và có một vị thầy hỏi các em: “Thế nào là tâm tốt? Thế nào là tâm xấu?”. Lúc đó, thầy giáo này đã ghi chép lại câu trả lời của các em. Tôi đọc lại cho các bạn nghe thử xem trẻ em sáu tuổi nhìn nhận vấn đề tốt xấu như thế nào sau khi tiếp nhận giáo dục Kinh điển.

Một em nhỏ nói: “Một đồ vật mình muốn có nhưng người khác cũng muốn thì nhường cho người khác là tâm tốt”. Có thể nhường, có thể cho. Các vị bằng hữu! Cho là được vì nhân của được là ở chỗ cho đi, ở bố thí. Có nhân mới có quả, người cho mới có thể được, cho nhiều được nhiều. Các vị bằng hữu! Nếu như tôi không xả bỏ công việc thì có thể có được nhiều người giúp đỡ tôi như vậy không? Cho nên thật sự sau khi xả rồi nhất định là được. Nhưng sau khi được rồi thì vẫn phải xả tiếp, càng xả càng nhiều,  giống như ngân hàng sẽ tích lũy tiền lãi cho bạn vậy, sẽ trả tiếp cho bạn. Đây là chân tướng sự thật chúng ta phải biết.

Khi trẻ em thật sự biết cho thì chúng mới gieo trồng gốc rễ phước điền của chúng. Bản thân chúng tôi làm thầy giáo, thật sự đã  nhìn thấy một số học trò không tranh với người. Có một số đồ vật rất nhiều người ngay lập tức chạy đến vì rất sợ mình không lấy được. Chúng tôi liền nhìn thấy một số em nhỏ rất có tu dưỡng đã không lấy. Em nói: “Không có cũng không có sao c!. Đối với những học trò như vậy, chúng ta sẽ quan tâm đối với chúng nhiều hơn. Cho nên, trẻ em thật sự không so đo, thật sự chịu xả thì chúng sẽ trở thành những nhân tài và có thể kế thừa giáo huấn Thánh Hiền. Trẻ em như vậy tuyệt đối sẽ được bậc có trí huệ dìu dắt. Trẻ em có lễ phép, hay nhường nhịn thì cả đời chúng chắc chắn sẽ gặp được quý nhân. Cho nên, các bậc  phụ huynh phải biết nhìn xa trông rộng.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Hiếu thảo cha mẹ, chuyên tâm học hành, cung kính đối với người khác là tâm tốt. Những ngôn ngữ này đều do các em sáu tuổi nói. Chúng tôi tuyệt đối không có thêm chút gì vào. Bạn xem, trẻ em học Kinh khi nói thì ngôn ngữ đều rất chuẩn mực.

Em kế tiếp nói: “Tâm cung kính đối với Phật, làm được “Đệ Tử Quy” là tâm tốt. Có thể trong nhà cha mẹ có hướng dẫn em học Phật, em có nói tâm làm được “Đệ Tử Quy” là tâm tốt.

Em kế tiếp nói: “Tâm làm được chương thứ nhất đến chương thứ 18 của “Hiếu Kinh”; nghe lời thầy cô, làm được “Lễ phép thường ngày” là tâm tốt. Đó là vì trong chương trình học của em có “Hiếu Kinh”, có “Đệ Tử Quy”, có “Lễ phép thường ngày”. Các bạn thấy tâm tốt của những em này  không có bay trong không trung, mà đều ở từng ly, từng tí trong đời sống. Học vấn chúng học là những thứ thực tế, không phải hư huyễn.

Một em nhỏ khác nói: “Tâm trí huệ là tâm tốt, tâm làm việc tốt là tâm tốt, tâm không cần đốc thúc mà có thể đi làm việc là tâm tốt, tâm biết là việc tốt liền đi làm là tâm tốt, tâm biết đạo lý là tâm tốt. Các vị bằng hữu! Trẻ nhỏ nếu như không nghe đạo lý Thánh Hiền thì có thể nói ra được loại ngôn ngữ này không? Nó đâu thể nghĩ đến chỗ đó. Quả thật có dạy mới có học, mới có thể biết được. Không dạy, cả đời hạt giống không gieo, ủ như thế nào cũng không thể nảy mầm được.

/ 40