/ 40
414

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 24

Xin chào các vị bằng hữu, chào mọi người!

Phía trước chúng ta đã nói đến ăn uống như thế nào để được khỏe mạnh. Những tri thức này của tôi có được cũng là nhờ vận dụng rất nhiều thứ mà những vị học giả này đã thâm nhập nghiên cứu cả một đời. Họ đã tích lũy lại được những kinh nghiệm này, trong đó một vị ảnh hưởng nhiều nhất mà tôi đã nói với các vị đó là Tiến sĩ Lôi Cửu Nam. Vị Tiến sĩ họ Lôi này là một Tiến sĩ hóa học chuyên môn nghiên cứu về ung thư. Bà làm việc trong bệnh viện ung thư một thời gian và đã phát hiện ra một sự việc, đó là tỉ lệ người bệnh tử vong đã tiếp nhận qua việc trị liệu và người không được trị liệu là tương đương như nhau. Vậy tỉ lệ tử vong là như nhau thì có cần tiếp tục sử dụng điều trị nữa không? Vẫn cứu chữa à? Các vị sao mà có lương tâm đến như vậy. Hy vọng con cái của các vị về sau có thể làm bác sĩ! Làm bác sĩ thì quan trọng nhất là gì? Là y đức.

Các vị bằng hữu, đức là gốc. Có một vị trưởng giả khi nói đến đoạn này, ông nói: “Xã hội này cái gì cũng đã dạy rồi, có một thứ lại không hề dạy, đó là đạo đức. Cho nên, hiện tại cả nền giáo dục gọi là giáo dục thiếu đạo đức”. Câu nói này của ông chân thật rất hóm hỉnh. Vậy sau khi chúng ta cười xong thì hãy bắt đầu từ chính mình mà làm, mau mau tìm cái đức trở lại. Thầy mà vô đức thì sẽ như thế nào?

Tôi có một lần đến trường cảnh sát để diễn giảng, những cảnh sát này đều không phải mới tốt nghiệp, cũng không phải học sinh trong trường, mà đều là những người đã phục vụ trong xã hội được một thời gian. Tôi thấy rất nhiều người đeo huy hiệu trên vai đều là những chức vị lớn. Hôm đó đến tham dự cũng gần 200 người. Tôi đến làm buổi diễn giảng với họ. Họ người nào cũng rất khỏe mạnh cường tráng, không ai ốm yếu như tôi. Kết quả khi vừa bước vào; hôm đó là buổi tối, họ nhìn thấy sắc mặt tôi không tốt, họ nói: “Tối rồi mà cũng lên lớp sao”. Các vị bằng hữu, nếu các vị gặp phải trường hợp này thì các vị có cần phải nói hay không? Việc học vấn của chúng ta quan trọng nhất chính là không bị ngoại cảnh lay chuyển, họ vì sao lại hung hăng với bạn như vậy? Bởi vì họ không hiểu, không thể trách họ. Chúng tôi phải dùng tâm chân thành của mình, có thể lợi dụng cơ hội của buổi tối này để đưa một số khải thị cho cuộc đời của họ, đây là bổn phận của chúng tôi đối với họ. Chúng ta nói gặp nhau là đã có duyên. Khi họ đều đã ngồi xong, tôi liền nghĩ đến việc “đến nhà người ta thì phải hòa nhập với gia đình người ta”, cho nên nhất định phải tán thán họ. Khi bắt đầu, họ cũng rất lễ nghi nói: “Nghiêm”. Cái khí thế lúc đó khiến ai cũng phải giật mình, sau đó còn chào tôi nữa. Vào lúc này, tôi liền nhấc chân phải lên và rê chân một cái đứng nghiêm với họ. Họ nhìn thấy tôi cũng ra vẻ hiểu lễ nghi. Tiếp theo tôi nói: “Xin chào các sếp”. Họ vốn vẻ mặt rất khó coi liền trở nên rất thân thiết. Cho nên chúng ta nói: “Chuyện đời từng trải như văn chương”, đến chỗ của người ta phải cho người ta sự công nhận, phải tôn trọng người ta. Bạn kính người ta một phần, người ta kính bạn ba phần. Cho nên sau đó vẻ mặt của họ đã thay đổi. Mới bắt đầu vào giảng thì họ còn nói cười rôm rả, nhưng sau đó mỗi câu nói đều có đạo lý mật thiết với cuộc đời và việc giáo dục con cái của họ, thế là tất cả im phăng phắc, lắng nghe rất chăm chú. Vả lại, có lúc còn rơi cả nước mắt vì cảm động khi nói đến hiếu đạo. Nhìn thấy thái độ của họ mà chúng tôi rất cảm động.

Cho nên khi mới bắt đầu, rất nhiều người đã kiến nghị với tôi: “Sự ô nhiễm trong ngành cảnh sát rất nghiêm trọng, anh có thể giảng được một tiếng đồng hồ thì đã hay lắm rồi. Giảng xong một tiếng đồng hồ thì nhất định phải nghỉ một chút”. Họ kiến nghị với tôi như vậy. Nhưng khi tôi giảng, đột nhiên sâu sắc phát giác ra mỗi người đều có cái tâm hiếu thiện hiếu đức, chỉ là chúng ta có đủ tâm chân thành để có thể thức tỉnh cái tâm này của họ hay không. Vấn đề vẫn là ở chúng ta, không phải ở họ. Cho nên, tôi đã nói với các vị bằng hữu này: “Một xã hội nếu muốn có thể an định, nhân tâm không hoang mang lo sợ, thì nhờ có ba ngành nghề tối quan trọng”.

Ngành nghề thứ nhất là giáo viên. Khi thầy cô không có đạo đức thì tất cả phụ huynh đều lo lắng.

Khi tôi diễn giảng ở Lô Giang đến ngày thứ ba, buổi tối tôi đi ra ngoài tản bộ gặp được hai vị thầy của Trường Sư phạm đã về hưu. Trường Sư phạm này chuyên đào tạo những giáo viên dạy mẫu giáo. Kết quả, hai vị thầy này nhìn thấy tôi họ liền muốn quỳ xuống. Tôi liền mau chóng kéo họ đứng lên. Tôi bị họ làm giật mình. Nhưng mà tôi có thể trực tiếp, bởi vì cái động tác đó của họ vừa thực hiện thì nước mắt tôi đã rơi. Tôi cảm nhận được bi thiết đó của họ. Họ nói: “Thầy Thái à, chúng tôi đã dạy ra những học trò này mà đạo đức của chúng rất bại hoại, làm sao để mà dạy con trẻ chứ? Thầy hãy cứu những vị giáo viên trong tương lai này”. Họ nói: “Hiện tại, thầy cô nhận quà cáp rất nhiều, rất nhiều”. Nhưng chúng ta có thể trách những thầy cô này hay không? Không thể trách. Học viện giáo dục của chúng ta trọng điểm là ở đâu vậy? Có nhấn mạnh đức hạnh của thầy cô hay không? Có nhấn mạnh nhưng không phải là chủ yếu nhất. Trái lại, nhấn mạnh nhất lại là kỹ xảo. Mà trọng trách làm một người thầy chân thật thì ở đâu? Không phải việc bạn dạy chúng chữ này viết như thế nào, không phải việc bạn dạy chúng từ này đặt câu như thế nào, mà ở “Truyền đạo, thọ nghiệp, giải hoặc”. Nghĩa là truyền thụ cái đạo xử sự làm người để cả đời đứa trẻ có thể đỉnh thiên lập địa. Đây mới là chức trách quan trọng nhất của người thầy.

/ 40