/ 40
422

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 10

Chào các vị bằng hữu!

Chúng ta tiếp tục mối quan hệ tiếp theo ở trong ngũ luân. Chúng ta đã nói về mối quan hệ cha con và mối quan hệ thầy trò, bây giờ tiếp theo là quan hệ vua tôi, cái gọi là: “Quân nhân thần trung”.

“Quân thần”.

Vào thời xưa, “quân” là chỉ quân vương, “thần” là chỉ thần dân, quan hệ vua tôi - quân thần. Bây giờ có còn mối quan hệ quân thần này nữa không? Rất nhiều người nói hiện nay không có Hoàng đế, vậy thì không có mối quan hệ quân thần. Giải nghĩa như vậy thì giải nghĩa theo cách rất hẹp nghĩa. Quan hệ quân thần là chỉ mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, đây đều bao hàm vào trong mối quan hệ. Chúng ta hãy xem những vị quan tốt ngày xưa, họ đảm nhận chức Thái thú hay đảm nhận chức Tuần phủ, dưới họ cũng có rất nhiều những thuộc hạ, những viên chức đều rất trung thành với họ, đây cũng là thuộc về mối quan hệ quân thần.

Các vị bằng hữu, trong xã hội này, còn có những đoàn thể nào cũng thuộc về mối quan hệ quân thần này vậy? Chúng ta hãy suy nghĩ thử xem, ở trong cuộc sống của chúng ta, trong xã hội hiện nay, những cái nào cũng thuộc về quan hệ quân thần? Là thương nghiệp. Chúng ta nói ở trong xí nghiệp có mối quan hệ lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Còn gì nữa không? Trong nhà trường thì có hiệu trưởng và giáo viên, thậm chí là giữa những vị viên chức của Cục Giáo dục và giáo viên của trường học, đây cũng thuộc về lãnh đạo và bị lãnh đạo. Trong nhà trường, trong doanh nghiệp và cả trong quân đội cũng có mối quan hệ lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Còn nữa hay không? Cơ quan nhà nước của chúng ta. Xí nghiệp cơ quan nào cũng có mối quan hệ lãnh đạo và người bị lãnh đạo.

“Quân nhân”

Trong những mối quan hệ này, xử lý như thế nào cho tốt rất là quan trọng. Vì vậy cần phải có “quân nhân”. Người lãnh đạo thì cần phải nhân từ. Chữ “nhân” này là chữ hội ý, gồm bên trái là chữ “nhân”, bên phải là chữ “nhị”, là hai người nào vậy? Là mình và người khác. Nghĩ đến chính mình thì phải nghĩ đến người khác, vì vậy mọi chỗ đều phải nghĩ thay cho người khác. Vì thế, “quân nhân” thì chữ “nhân” này ý nghĩa chỗ chỗ đều là thay cho cấp dưới mà suy nghĩ. Thậm chí không phải chỉ có nghĩ thay cho cấp dưới mà còn nghĩ cho gia đình của họ, nghĩ cho người nhà của họ. Làm một người lãnh đạo có cái tấm lòng nhân hậu như vậy thì cấp dưới nhất định sẽ rất biết ơn họ, nhất định sẽ thành tâm cống hiến sức lực.

Còn chữ “thần trung”; “trung” là trung với người lãnh đạo, trung với bổn phận, trung với chức trách của chính họ, trung với đoàn thể của chính họ. Cho nên “nhân” và “trung” chính là đức hạnh. Mối quan hệ “quân thần” là đạo, “nhân” và “trung” chính là đức, “quân nhân thần trung”.

Ở trong rất nhiều đoàn thể như vậy đều có mối quan hệ quân thần, mà sự thật ở Trung Quốc thời xưa, ngay cả trong gia đình cũng có mối quan hệ “quân thần”. Ngày trước, mỗi gia đình đều là đại gia tộc, có gia đình có một - hai trăm người cùng chung sống. Bởi vì có đến một - hai trăm người thì có rất nhiều trưởng bối đức cao vọng trọng, và họ chính là “quân” (người lãnh đạo). Quyết sách của cả gia tộc đều phải thông qua quyết định của họ. Hiện tại thì còn những gia tộc như vậy nữa hay không? Rất ít. Có lẽ là vẫn còn.

Vào thời nhà Minh, có một người đọc sách tên là Trịnh Liêm. Nhà của ông tổng cộng có hơn 1.000 người, cả gia tộc bảy đời cùng sống chung. Hiện nay thấy được bốn đời thôi thì cũng khó rồi. Bảy đời sống chung vậy mà gia đình hòa thuận. Hiện nay chỉ có hai vợ chồng với đứa con mà còn không hòa thuận nổi, ba người mà cũng còn không xong. Không cần phải nói ba người, hiện tại ngay cả có hai vợ chồng thôi cũng còn không xong, cũng thường cãi vã lẫn nhau. Cũng có khả năng ngay cả sống có một mình mà cũng không xong, vẫn thường không tự vượt qua nổi chính mình, cũng nổi giận linh đình, giận chính mình làm sao lại làm sự việc ra nông nỗi như vậy. Rõ ràng biết không nên nổi giận mà vẫn cứ nổi giận, biết không nên lười nhác mà vẫn cứ lười nhác, thế là ngay cả bản thân mình đối với chính mình vẫn còn xử lý chưa xong. Cho nên gia đình hơn 1.000 người mà xử lý được tốt, đây thật là một đại học vấn. Vì thế, Minh Thái Tổ vô cùng bội phục Trịnh Liêm, liền thỉnh giáo ông: “Ông vì sao lại có thể quản lý được cả 1.000 người tốt đến như vậy? Là dùng phương pháp gì?”. Trịnh Liêm trả lời ông: “Không nên nghe lời của phụ nữ”.

/ 40