/ 40
415

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT CHÂN THẬT ĐÚNG NHƯ PHÁP

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Tập 6

Chào các vị bằng hữu!

Chúng ta đã nhắc đến hai cái trục chính của việc giáo dục là “trưởng thiện”“cứu thất”. Làm cha mẹ người khác, làm thầy người khác, nhất định phải thật sự thấu hiểu “trưởng thiện” và “cứu thất”. Vừa mới nhắc đến “cứu thất”, trong vấn đề này, chúng ta hiểu được khi đứa trẻ còn rất nhỏ, nếu như mọi thứ chúng ta đều là suy nghĩ thay cho nó (chính là đáp ứng hết tất cả những yêu cầu của nó), thì nó chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà không biết nghĩ đến người khác, thế là tự nhiên chúng sẽ tự cho mình là trung tâm, tương đối là tự tư. Chỉ tương đối tự tư thì chúng sẽ không biết hiếu thuận, không biết suy nghĩ cho người khác. Cho nên, chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân căn bản thì mới có thể từ từ giải quyết được vấn đề.

Ví dụ: Đứa trẻ hiện tại đã bảy - tám tuổi rồi, có còn kịp nữa không? Thậm chí đã được mười mấy tuổi rồi thì còn kịp nữa hay không? Việc này đích thực chúng ta phải tin rằng: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Khi chúng tôi diễn giảng ở tại Hàng Châu, có một vị khoảng bảy mươi tuổi, chúng tôi lên lớp đến ngày thứ ba thì vị lão tiên sinh này đi đến trước mặt tôi nói: “Thầy Thái à, tôi bảy mươi tuổi rồi, giờ mới học bù bài học về hiếu đạo này”. Bản thân ông nghe giảng cũng rất hoan hỷ, nhưng rất làm tiếc vì bảy mươi tuổi mới được nghe.

Có một cô bé học cấp ba, sau khi nghe xong bài giảng, mỗi ngày trở về nhà đều có sự thay đổi rất lớn. Sau khi buổi học ngày thứ năm kết thúc, dì của cô bé cảm thấy cô bé thay đổi hẳn, vì thế lập tức ngồi xe đi thẳng đến nơi chúng tôi đang tổ chức lớp giảng. Nhưng chúng tôi thì đã rời khỏi đó rồi. Người dì đó cũng không cam tâm, đi tìm hỏi số điện thoại nơi chúng tôi ở. Cô gọi điện thoại đến nói: “Văn hóa truyền thống lại có thể thay đổi được một đứa học sinh cấp ba chỉ vỏn vẹn trong năm ngày”. Cô cảm thấy sức mạnh này thật sự là không thể nghĩ bàn, cho nên cô có một đứa con muốn đưa đến cho chúng tôi dạy (là con của người dì này). Chúng tôi nói: “Các giáo viên chúng tôi đều đến từ Hải Khẩu và Thẩm Quyến”. Cô nói: “Không sao, cô sẽ đưa nó đến Thẩm Quyến”. Cô làm theo cách người xưa, “muốn nghìn dặm tầm sư”. Nhưng quan trọng hơn hết, ảnh hưởng con cái lớn nhất vẫn là cha mẹ. Cho nên không phải là trẻ con phải nhanh chóng học, mà là cha mẹ phải nhanh chóng học. Cho nên dạy con cái trước phải dạy mình. “Quân tử vụ bổn”, căn bản bạn phải tìm cho được thì mới có thể “bổn lập nhi đạo sanh”. Đạo làm cha người khác của bạn, gia đạo của bạn mới có thể chống đỡ lại được, cho nên nhất định phải từ chính mình tu thân mà bắt đầu làm, cũng là làm tấm gương tốt cho con trẻ.

Chúng ta cũng vừa mới nói đến lỗi lầm của con cái, còn có lỗi lầm gì nữa không? “Ngạo”, “ngạo mạn”! Sự ngạo mạn của con cái học được từ đâu vậy? Còn có phụ huynh khi dạy dỗ con cái nói: “Trên thế giới này ba của con là thông minh nhất”. Thật sự là có người như vậy. Nói như vậy thì con cái học được những gì? Ngạo mạn!

Lúc trước, chúng tôi cũng ví dụ một trường hợp, như là cho đứa trẻ học Anh văn nhưng lại không dạy nó làm người. Đưa đến trước mặt trưởng bối thì bắt đầu nói: “Chao ôi, đứa cháu này của tôi rất giỏi, đọc tiếng Anh cho các vị nghe”. Kết quả là đứa cháu sau khi trả lời được vài câu thì đột nhiên hỏi bà của nó: “Quyển sách tiếng Anh gọi là gì?”. Bà nội nói: “Bà làm sao mà biết được?”. Bà không trả lời được thì đứa cháu gái liền nói: “Bà nội, sao mà bà ngốc thế?”. Bạn xem, đứa trẻ học tri thức, học kỹ năng mà không có học đức hạnh, tri thức càng cao thì càng xem thường cha mẹ, xem thường người lớn. Cho nên các vị xem, các em học trò lớp ba, lớp bốn, đi học trở về hỏi mẹ nó một hơi, có một số khoa học thường thức nhưng người mẹ không biết thì chúng sẽ nói với mẹ của chúng: “Mẹ à, ngay cả cái này mà mẹ cũng không biết nữa”. Cho nên đức hạnh làm người là gốc, phải trồng trước tiên trẻ mới không ngạo mạn. Vì thế, người làm cha mẹ chúng ta phải cảnh giác cao độ, không thể nuôi thành đứa trẻ ngạo mạn trong vô hình chung cho chính mình. Cho nên, có rất nhiều người đều nói con trẻ thì cần phải được khen. Có rất nhiều lời nói không thể nói sai, cũng không thể nghe sai.

/ 40