/ 29
833

 

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ CHỦ GIẢNG

TẠI CƯ SĨ LÂM SINGAPORE

(Tháng 11 năm 1994)

Chuyển ngữ: Cư Sĩ Thanh Trí

Biên tập: Cư sĩ Thiện Đức

TẬP 27

Giả sử phụ mẫu, thê tử, nam nữ quyến thuộc, dục tương cứu miễn, tà kiến nghiệp vương, vị năng xả ly, thường xử luân hồi, nhi bất tự tại”.

(Giả sử cha mẹ, vợ con, nam nữ quyến thuộc muốn cứu họ thoát khỏi luân hồi, nhưng vì họ chưa thể lìa bỏ tà kiến nghiệp vương nên thường ở trong vòng luân hồi, không được tự tại).

Trong đoạn khai thị này, Phật nói đến sự thật của luân hồi, chỉ đơn độc nương nhờ sự tu phước thì không có biện pháp xuất ly luân hồi. Những sự giáo huấn trong kinh hoàn toàn giống với chỗ nói của Lục Tổ Đại Sư trong Đàn Kinh. Do đây có thể biết thực tế tu huệ sánh với tu phước lại càng quan trọng hơn. Mà “trụ Chân Thật Huệ” tức là cầu sanh Tịnh Độ. Phía trước đã nói, tuy tu phước có thể được phước báo cõi trời người, nhưng không thể ra khỏi tam giới.

Ở đây lại nói, cho dù cha mẹ, vợ con, nam nữ quyến thuộc muốn giúp đỡ bạn, cách giúp đỡ này, một loại là tu trì rồi hồi hướng cho bà con quyến thuộc, còn một loại kia là sau khi bà con quyến thuộc qua đời, chúng ta tụng kinh bái sám siêu độ cho họ, có thể thật sự giúp được chăng? Đương nhiên là có thể giúp được. Tuy nhiên không có biện pháp giúp họ thoát ly luân hồi, chỉ có thể giúp họ giảm thiểu khổ đau ở trong lục đạo, giúp họ được phước báo. Nếu là giúp họ “liễu sanh tử, xuất tam giới” thành Phật làm Tổ thì sự giúp đỡ này không làm được, nhất định phải rõ ràng, nhất định phải minh bạch, tại sao không giúp được? Ở đây đã nói ra nguyên nhân, do “tà kiến nghiệp vương”, “nghiệp”, chúng ta thường nói “tà kiến nghiệp lực” tức là ác nghiệp, sao lại gọi ác nghiệp là “vương”? “Vương” là tỉ dụ, sức mạnh của nghiệp lực quá lớn, có thể sánh bằng núi Tu-di, sâu như biển cả, trong Kinh Địa Tạng hình dung nghiệp lực như vậy, nguyên nhân là ở chỗ nào?

“Vị năng xả ly”, nghiệp chưa tiêu thì phước không thể cứu, quí vị phải biết, huệ mới có thể tiêu nghiệp, định có thể phục được nghiệp, định công sâu đè nghiệp xuống, khiến nó không khởi tác dụng, chúng ta mới có thể tạm thời được tự tại. Sau khi huệ sanh ra rồi thì nghiệp lực liền chuyển biến, “chuyển phiền não thành Bồ-đề”. Huệ rất quan trọng, chỉ có huệ mới có thể thật sự giải quyết vấn đề, người không có trí huệ, không có định lực, chỉ riêng nhờ vào phước thì không thể cứu họ được. Đây tức là “tà kiến nghiệp vương, vị năng xả ly”, ác nghiệp của họ chưa tiêu mất, là nguyên nhân như vậy. “Thường xử luân hồi, nhi bất tự tại”, luân hồi trong lục đạo, xả thân, thọ thân là do nghiệp lực làm chủ, tự bạn không có biện pháp. Muốn đi đến đâu thì đến đó, muốn đầu thai sanh đến đường nào thì sanh đến đường đó, điều này bạn không làm nổi, vì nghiệp lực đang chi phối bạn.

Nhữ kiến ngu si chi nhân, bất chủng thiện căn, đãn dĩ thế trí biện thông, tăng ích tà tâm. Vân hà xuất ly sanh tử đại nạn!”.

(Các ông hãy xem những người ngu si không gieo căn lành, chỉ dùng thế trí biện thông để tăng thêm tà kiến thì sao ra khỏi đại nạn sanh tử được!).

Những lời giáo huấn này của Phật giúp chúng ta có được sự lợi ích thù thắng, biết cách tu hành, đồng thời khiến cho huệ nhãn của chúng ta phát khởi. Huệ nhãn đã phát khởi làm cho chúng ta có thể quan sát tà chánh thị phi, chúng ta không mê trong thế gian pháp nữa. Trong Phật pháp cũng có chân vọng, cũng có tà chánh thị phi, chúng ta không có huệ nhãn, đem Phật pháp giả cho là thật, đem tà pháp cho là chánh pháp. Không chỉ như vậy, vì chúng ta không có trí huệ, ngay đến thiện ác cũng không thể phân biệt, không thể hiểu rõ lợi hại, đây gọi là ngu si. Chúng ta phải niệm đoạn kinh văn này nhiều lần, phải nhớ cho thật kỹ. Phật nói với Di-lặc, A-nan: “Các ông thấy người ngu si thế gian”, người ngu si này có thể là chính chúng ta, điều này một tí cũng không giả, chúng ta có khả năng phân biệt thị phi, thiện ác, chân giả không? Phải bình tĩnh, đừng nên dùng tình cảm, phải dùng lý trí, tỉ mỉ mà quan sát thì không khó lĩnh hội được, bởi vì chỗ này có tiêu chuẩn.

/ 29