/ 29
493

 

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ CHỦ GIẢNG

TẠI CƯ SĨ LÂM SINGAPORE

(Tháng 11 năm 1994)

Chuyển ngữ: Cư Sĩ Thanh Trí

Biên tập: Cư sĩ Thiện Đức

TẬP 25

LỄ PHẬT HIỆN QUANG ĐỆ TAM THẬP BÁT

PHẨM BA MƯƠI TÁM: LỄ PHẬT HIỆN ÁNH SÁNG

Trong phẩm kinh này, hai vị đạo sư của thế giới Tây Phương và thế giới Ta-bà chúng ta gia trì cho mọi người dự hội, khiến mọi người đều có thể thấy được y chánh trang nghiêm của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây tức là tác chứng chuyển trong lần Tam Chuyển Pháp Luân này. Đây là đem chứng cứ ra cho chúng ta xem, khiến cho chúng ta biết thế giới Tây Phương đích thật tồn tại, không phải là hư vọng. Tuy sự việc xảy ra cách đây ba ngàn năm rồi theo sự ghi chép của kinh điển, sự truyền thừa nhất định là có căn cứ, nhất định không phải là hư vọng, chúng ta phải tin sự ghi chép của kinh điển, tin tưởng lịch sử.

Phật cáo A-nan: “Nhược tào dục kiến Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, cập chư Bồ-tát, A-la-hán đẳng sở cư quốc độ””.

(Đức Phật bảo tôn giả A-nan: “Nếu các ông muốn thấy Đức Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng và cõi nước mà các Bồ-tát, A-la-hán v.v… đang ở”).

Đây là Thế Tôn ban cho mọi người trong hội lúc đó một sự khải thị, chúng ta hiện nay gọi là một đề nghị. Mọi người có muốn thấy “Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” không? Tại chỗ này chúng ta biết được một biệt hiệu khác của A-di-đà Phật là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Biệt hiệu này cũng được hiển thị ra trong đề kinh, đây tức là A-di-đà Phật. “Cùng chư Bồ-tát, A-la-hán”, đây là học sinh của Di-đà ở thế giới Tây Phương. Trong hàng học sinh có những vị gọi như vậy đều là năng lực của bản thân họ, không nói Phật gia trì. Nếu nói Phật gia trì thì phàm là vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tất cả đều bình đẳng. Nếu nói tự mình công phu tu chứng, nếu đã phá xong vô minh, “phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân” thì đây là Bồ-tát. Nếu chỉ phá kiến tư, vẫn chưa đoạn vô minh thì bằng với A-la-hán của thế giới phương khác. Cho nên danh từ này là gọi theo [công phu tu chứng] của chính họ. Nếu là Phật lực gia trì thì thảy đều bình đẳng cả, chỗ này chúng ta cần phải liễu giải, phải rõ ràng. “Cho đến cõi nước cư ngụ của các Ngài, tức là thế giới Tây Phương Cực Lạc”

Ưng khởi Tây hướng, đương nhật một xứ, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật”.

(Nên đứng dậy quay mặt về phương Tây, hướng mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ xưng niệm: Nam-mô A-di-đà Phật).

Đây là phương pháp Phật dạy cho mọi người, Phật giảng kinh mọi người đều ngồi đó nghe. Nếu bạn muốn thấy y chánh trang nghiêm của thế giới Tây Phương thì bạn phải đứng dậy, mặt hướng về phương Tây nơi mặt trời lặn, cung kính, đảnh lễ, xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Hai câu này đã nói rõ tam nghiệp thanh tịnh, tam nghiệp chân thành, tam nghiệp cung kính. Tam nghiệp này tức là thân khẩu ý, cái này thì có thể khởi tác dụng cảm ứng đạo giao. A-nan ở trong đại hội vô cùng lanh lợi, vừa nghe Phật nói như vậy thì Ngài lập tức từ chúng đứng dậy, động tác của Ngài nhanh hơn người khác.

A-nan tức tùng tòa khởi, diện Tây hiệp chưởng, đảnh lễ bạch ngôn: “Ngã kim nguyện kiến Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật, cúng dường phụng sự, chủng chư thiện căn””.

(Tôn giả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mặt hướng về phương Tây, chắp tay đảnh lễ bạch rằng: “Con nay nguyện được thấy Đức Phật A-di-đà ở thế giới Cực Lạc để cúng dường phụng sự, trồng các căn lành”).

Tôn giả A-nan ở phía trước đã từng nghe Thế Tôn giảng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, đã giới thiệu tường tận cho mọi người, cho nên Ngài vô cùng hoan hỷ muốn gặp Phật-đà, muốn thấy tình hình thù thắng của Tây Phương, lại còn phát nguyện cúng dường phụng sự, trồng các căn lành.

Đảnh lễ chi gian, hốt kiến A-di-đà Phật, dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm, như hoàng kim sơn, cao xuất nhất thiết, chư thế giới thượng”.

(Trong khi đảnh lễ, Tôn giả bỗng thấy Đức Phật A-di-đà có thân tướng cao lớn, sắc tướng đoan nghiêm như núi vàng ròng, cao vượt hơn tất cả thế giới).

/ 29