PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ CHỦ GIẢNG
TẠI CƯ SĨ LÂM SINGAPORE
(Tháng 11 năm 1994)
Chuyển ngữ: Cư Sĩ Thanh Trí
Biên tập: Cư sĩ Thiện Đức
TẬP 17
TAM BỐI VÃNG SANH ĐỆ NHỊ THẬP TỨ
PHẨM HAI MƯƠI BỐN: BA BẬC VÃNG SANH
Hai phẩm sau đây cũng là bộ phận rất quan trọng của kinh này. Phật muốn nói rõ cho chúng ta về phương pháp vãng sanh. Thực tế toàn kinh thường nhắc nhở chúng ta, nhưng hai phẩm này là chuyên giảng về cái nhân để có thể vãng sanh, tức là ba điều kiện Tín, Nguyện, Trì Danh. Trong phẩm này nói rõ cho chúng ta về ba bậc thượng, trung, hạ. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói tường tận hơn, nói thành chín phẩm. Chúng ta thường nói: “Ba bậc chín phẩm” chính là gộp kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ lại để nói, gọi là ba bậc chín phẩm. Phẩm Vãng Sanh Chánh Nhân phía sau là đặc biệt chú trọng đến phương diện tu hành, chúng ta phải đặc biệt lưu ý phẩm này, xin xem kinh văn.
“Phật cáo A-nan: “Thập phương thế giới chư thiên nhân dân, kỳ hữu chí tâm nguyện sanh bỉ quốc, phàm hữu tam bối”.
(Đức Phật bảo Ngài A-nan: Chư thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sanh về cõi ấy nói chung có ba bậc).
Đoạn này là nói chung. “Thập phương thế giới chư thiên nhân dân”, đương nhiên bao gồm chúng ta ở trong đó. Tất cả cõi nước của chư Phật tận hư không khắp pháp giới thảy đều được bao gồm trong đó. Từ chỗ này chúng ta lĩnh hội được nguyện lực rộng lớn thâm sâu, thần thông đạo lực của A-di-đà Phật, đích thật không thể nghĩ bàn. Ngài không phải độ một đại thiên thế giới, trăm ngàn đại thiên thế giới, mà là phổ độ. Chư Phật Như Lai xưng tán Ngài là Phật Trung Chi Vương (vua trong các Phật), đích thật không phải quá đáng. Dưới đây giảng về duyên thành thục của sự vãng sanh. Cơ duyên này đã thành thục rồi. “Chí tâm”, chân tâm là tín đầy đủ. Tín trong tín nguyện hạnh của chúng ta đã đầy đủ rồi. “Nguyện sanh bỉ quốc”, nguyện này cũng đầy đủ rồi. Ngẫu Ích Đại Sư nói: “Có thể vãng sanh hay không là do có tín nguyện hay không. Nếu có chân tín, thiết nguyện thì nhất định được sanh”. Vậy sanh đến thế giới Tây Phương, xem công phu tu hành của họ có ba bậc. Ba bậc này chính là ba hạng. Đây là chia thành phần lớn, còn chia nhỏ chính là chín phẩm, nếu chín phẩm lại chia nhỏ ra nữa, thì trong mỗi một phẩm lại có ba bậc [thành] chín phẩm, càng chia thì càng nhỏ. Thật ra, chúng ta biết thế giới Tây Phương là thế giới bình đẳng, không cần phiền phức như vậy, không cần phân biệt chấp trước như vậy.
“Kỳ thượng bối giả, xả gia khí dục, nhi tác Sa-môn”.
(Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục, làm Sa-môn).
“Thượng bối” này là xuất gia cầu sanh Tịnh Độ. Có không ít đồng tu đọc xong kinh này đến hỏi tôi: “Thưa pháp sư, chúng con không có hy vọng được vãng sanh thượng phẩm rồi”. Thượng phẩm tức là thượng thượng phẩm, thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm trong chín phẩm. Họ nói nhất định phải xuất gia mới được, không xuất gia thì không có hy vọng rồi. Tuy nhiên quý vị nhất định đừng quên rằng mở đầu kinh này, mở đầu phẩm thứ hai, Phật nói cho chúng ta mười sáu vị Chánh Sĩ: “Hiền Hộ đẳng thập lục Chánh Sĩ” (mười sáu vị Bồ-tát tại gia thuộc nhóm Ngài Hiền Hộ). Đó đều là Bồ-tát tại gia, đều là người tại gia hơn nữa đều là người thượng thượng phẩm vãng sanh, đâu có nói người tại gia không có phần. Người tại gia vãng sanh thượng phẩm rất nhiều.
Người xuất gia ở chỗ này lại có cách nói khác. Chữ “gia” này trong Phật pháp Đại Thừa có rất nhiều loại, không phải là một loại. Chúng ta hiện nay thường cho rằng chữ “gia” này là tài sản nhà đất, bạn có gia đình, người thân, quyến thuộc… đây là gia của gia đình. Hiện nay người thường đều thấy hình thức này. Phật dạy chúng ta điều này không vấn đề gì, không có trở ngại. Vậy còn “gia” nào nghiêm trọng hơn so với cái này? Phật dạy chúng ta phiền não là gia, phải ra khỏi ngôi nhà phiền não mới được. Tam giới là gia, tam giới tức là lục đạo luân hồi, cái này là gia. Có thể thấy ngoài chữ “gia” của gia đình ra, còn có gia của tam giới, có gia của sanh tử, có gia của phiền não, còn có ba thứ nữa. Vậy xuất gia, ra khỏi những cái đó mới quan trọng, gia đình không quan trọng. Còn chữ xuất thì sao? Cũng có bốn cách nói: