/ 374
622

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 303

Kinh văn: “Kỳ Phật quốc độ, mỗi ư thực thời, tự nhiên đức phong từ khởi. Xuy giả la võng, cập chúng bảo thọ, xuất vi diệu âm, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, chư Ba La Mật”.

Đây là một đoạn, hôm qua chúng tôi đã giới thiệu một cách sơ lược. Trở lại chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, chúng ta xem, ông đã trích dẫn Kinh luận rất nhiều, trích dẫn hay vô cùng, đáng để chúng ta thâm nhập nghiên cứu học tập. Gió ở Thế giới Tây Phương thì chúng ta chẳng có cách nào tưởng tượng ra được. Cho nên ở trong Kinh nói là “tự nhiên đức phong”. Thực tại mà nói, câu này rất khó nói, rất khó giảng, chú giải cũng không dễ, rất khó chú giải, đương nhiên thì nghe cũng khó hiểu, cho nên cũng không dễ gì thể hội được. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trích dẫn năm loại bản dịch gốc của “Kinh Vô Lượng Thọ”, trong bản dịch của cư sĩ Ngụy, đây là bản hội tập của Khang Tăng Khải. Trong bản hội tập của ông có nói “đắc phong”, chữ đắc này là đắc của từ được mất. Bản Kinh này của chúng ta là đức của đạo đức, nhưng ý nghĩa này có thể thông. Từ đắc của đắc được cùng với từ đức của đạo đức là thời xưa rất thông dụng, điều này không thành vấn đề, nhưng trong bản dịch của cư sĩ Ngô có mấy câu nói như thế này, họ nói: “Diệc phi thế gian chi phong, diệc phi thiên thượng chi phong”. Hay nói cách khác, gió ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc cùng với Thế giới Ta Bà này, thiên thượng nhân gian đều không tương đồng. Đều không tương đồng thì chúng ta chẳng có cách nào giải thích, chưa từng thấy qua, cũng chưa tiếp xúc qua, nói là gió này từ “tám phương trên dưới” ấm áp nhè nhẹ thổi đến. Trong Kinh nói, Ngài cũng nói là “chúng phong trung tịnh, tự nhiên hiệp hội hóa sanh”. Gió bão ở thế gian này của chúng ta có thể phân ra thành rất nhiều loại, điều này chúng ta không cần phải nói chi tiết. Gió ở nhân gian này có rất nhiều loại, có cuồng phong, có gió bão, các loại gió này có hại, đây là bão, là phong tai; gió xuân, gió nhẹ là những loại gió tốt. Cho nên Ngài mới nói tất cả gió đều tụ hợp lại, biến hiện ra cảnh giới như thế này. Ông nói loại gió này “không lạnh không nóng”, vĩnh viễn là điều hòa tương thích, mát mẻ chẳng gì bằng. Thực tại mà nói, gió ở thế gian này của chúng ta đại đa số đều là đối với sức khỏe chúng ta không có lợi, cho nên chúng tôi thường hay nói bệnh tật là do chịu phải phong hàn, như vậy con người sẽ bị bệnh. Gió ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc tuyệt đối sẽ không làm người ta sinh bệnh, cho nên gió này được gọi là đức phong.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trích dẫn một đoạn trong “Kinh Lăng Nghiêm”, đoạn trích dẫn này hay vô cùng. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói: “Như Lai tạng trung, tánh phong chân không, tánh không chân phong, thanh tịnh bổn nhiên, châu biến pháp giới”. Điều này nói rõ, gió này là đức năng tự tánh, chân phong là tự tánh vốn đã có. Gió có nghĩa là gì? Trong Phật pháp có nói, gió có nghĩa là động. Cho nên mọi người chúng ta đều biết, ở trên Kinh Phật nói vật chất, nói sắc pháp. Sắc pháp là vật chất, vật chất là tứ đại, bản chất của nó là tứ đại. Cái tứ đại này chính là đất, nước, lửa, gió. Đây là nói vật chất, vật chất nhất định có đầy đủ bốn đặc tính này.

Hiện nay khoa học đã chứng minh cho chúng ta, thế giới vô lượng vô biên, vạn vật thì không có cách nào nói cho hết được. Phật đối với những hiện tượng này biết rõ vô cùng thấu triệt. Nói đến đại chính là nói đến thế giới. Thế giới này ngày nay chúng ta gọi là tinh hệ, ở trong thiên văn gọi là tinh hệ, trong nhà Phật gọi là thế giới, nhỏ gọi là vi trần. Thế giới lớn cùng với tất cả vạn vật, cái vốn có ở bên trong thế giới là từ nơi nào sinh ra? Đều là từ vi trần tổ hợp lại mà có. Vi trần là nền tảng của vật chất. Trong “Kinh Kim Cang” nói: “Nhất hợp tướng”. Từ “nhất” này chính là nói đến vi trần, đây là nền tảng của vật chất. Hết thảy tất cả hiện tượng đều là do tổ hợp mà thành, cho nên mới gọi là “nhất hợp tướng”. Từ nhất này chính là cái gốc của vật chất, là khởi nguyên của vật chất. Vật chất rất nhỏ rất nhỏ này mắt thường của chúng ta không có cách nào nhìn thấy được. Bạn xem ở trong Kinh Phật đã nói, thiên nhãn của A La Hán có thể nhìn thấy vi trần, nhưng mà vẫn còn có vật thể nhỏ hơn vi trần, thiên nhãn của A La Hán cũng nhìn không thấy loại tiểu vi trần này. Điều này chúng ta thấy ở trong Kinh, A La Hán có thể nhìn thấy vi trần. Vật thể nhỏ hơn vi trần thì gọi là “Sắc Tụ Chi Vi”, cái này thì A La Hán nhìn không thấy. Vẫn còn cái nhỏ hơn là “Cực Vi Chi Vi”, cái này đương nhiên A La Hán, thậm chí Quyền Giáo Bồ Tát cũng nhìn không thấy. Thật sự có thể nhìn thấy triệt để, trong Phật giáo Đại Thừa, Phật nói Bát Địa Bồ Tát mới có thể nhìn thấy được chân tướng sự thật. Vật chất nhỏ như vậy nhưng nó có đủ bốn loại tính chất thì nó mới là vật chất.

/ 374