/ 374
623

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 275

Bạn đem tham sân si xả hết rồi, thì sự giàu có vô lượng vô biên vốn đã có đầy đủ trong tự tánh sẽ hiện bày ra. Giống như trong Kinh đã nói, bạn muốn cầu thông minh trí huệ thì bạn phải tu pháp bố thí, bạn phải xả pháp; Bạn muốn khỏe mạnh sống lâu, bạn phải bố thí vô úy. Bạn không thể tu học như lý như pháp thì làm sao bạn có thể đạt được những quả báo thù thắng này? Đây chính là người xưa thường xuyên dạy cho chúng ta, buông xuống, xả được. Xả là nhân, được là quả báo. Bạn có thể xả thì bạn có thể có được, bạn không thể xả thì bạn vĩnh viễn không có được, hiện giờ những thứ bạn đã có bạn giữ không không được. Bộ Kinh này ở phía sau vẫn là đem những đạo lý này tỉ mỉ mà thảo luận với chúng ta, bạn tuyệt đối không đạt được. Làm sao mới có thể có được? Xả thì mới có được, xả tài thì được tài, xả pháp thì được pháp. Quả báo của bố thí là định luật. Nhân duyên quả báo, đây là chân lý của thế gian, chư Phật Như Lai cũng không thể thay đổi được. Phật pháp không thể rời xa nhân quả.

Trong chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, câu nói sau cùng này thật là chính xác: “Ở trong Kinh này thâm hiển chân thật bình đẳng như như nhất vị”. Câu này Ngài không dễ dàng mà nói ra, không vào được cảnh giới thì không nói được câu này, xác thực là Ngài hiển thị ra một mực bình đẳng. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở tại chỗ này cũng là thật sự bình đẳng, như như một mực. Bạn xem, ở trong hoàn cảnh nào mà không giống nhau? Cách thức của Ngài thì không giống nhau, nhưng mà đích thực ý nghĩa câu nói này của Ngài hiện ra bên ngoài. Chúng ta hiểu đạo lý này, sau đó chúng ta từ chỗ này mà học tập. Bởi vì Phật pháp rất là linh động, không phải là đã thành hình rồi thì không thay đổi được, không phải khô khan cứng ngắc. Chúng ta ở dưới hình thức nhân duyên nào, nó biểu hiện ra hình dạng gì, nhân người, nhân thời, nhân địa, nhân sự khác nhau, thật là sinh động, như vậy mới có thể khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ, khiến cho tất cả chúng sanh có thể hoan hỉ học Phật, vậy thì mục đích này đã đạt rồi.

Xin tiếp tục xem một đoạn ở dưới đây:

Kinh văn: “Trung hữu tại địa giảng Kinh, tụng Kinh giả. Hữu tại địa thọ Kinh, thính Kinh giả. Hữu tại địa Kinh hành giả, tư đạo cập tọa thiền giả”.

Đây là nói Thế giới Tây Phương Cực Lạc, tình huống học tập sinh hoạt hàng ngày của các Ngài ở bên đó. Từ ở trên Kinh mà xem, Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có làm kinh doanh, không có buôn bán, cũng chẳng có những nghề nghiệp khác, thật sự thế giới đó là một trường học, chỉ có học, chỉ có giảng. Có thể nói là đích thật mười phương chư Phật đã lập nên ngôi trường ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc, A Di Đà Phật làm Hiệu trưởng, giáo viên là mười phương tất cả chư Phật Như Lai Pháp Thân Bồ Tát thường xuyên đến nơi đó để dạy học.

Xin chư vị từ nơi Kinh điển này mà tỉ mỉ quan sát, Thế Giới Cực Lạc là một Trường Đại học Phật Giáo, chúng ta đến nơi đó không phải vì người khác, mà là để hoàn thành việc học đạo. Ở nơi đó chẳng có ngành nghề nào khác, cũng không giống trường đại học ở thế gian này của chúng ta. Đại học ở thế gian này của chúng ta có rất nhiều khoa, có rất nhiều viện, Thế giới Tây Phương thì không có. Cách dạy học ở bên đó, thực tại mà nói, cũng giống cách dạy học ở trường tư thục truyền thống ngày xưa ở Trung Quốc. Khi bạn đến nơi đó ai là giáo viên? Bạn ước muốn học với một vị thầy giáo nào thì vị thầy đó sẽ ở trước mặt bạn. Bạn thích Bồ Tát Quán Thế Âm, thì Bồ Tát Quán Thế Âm mỗi ngày đến dạy cho bạn. Bạn thích A Di Đà Phật, thì A Di Đà Phật cũng mỗi ngày đến dạy cho bạn. Bạn thích Bồ Tát Phổ Hiền, thì Bồ Tát Phổ Hiền là thầy của bạn. Bạn thích Bồ Tát Di Lặc, thì Bồ Tát Di Lặc sẽ là thầy giáo của bạn. Những vị giáo viên khác bạn sẽ không thấy, bạn chỉ thấy thầy giáo của bạn thôi, thầy giáo của bạn hàng ngày dạy bạn. Nếu có nhiều người thích Bồ Tát Quán Âm thì phải làm sao? Bồ Tát Quán Âm tùy trường hợp mà hóa thân, trước mặt của mỗi người sẽ hóa thân ra để dạy bạn, vô lượng vô biên thân. Bạn không phải nóng lòng, bạn không cần phải sợ đến nơi đó mà không gặp, không thấy thầy giáo mà bạn muốn tìm, các Ngài có vô lượng vô biên thân. Cho nên cảnh giới đó không thể nghĩ bàn.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc quả thật là không thể nghĩ bàn. Tại sao vậy? Số người đi đến nơi đó để cầu học (vãng sanh là đi cầu học) không biết được là có bao nhiêu, đến từ các thế giới khác nhau, mười phương vô lượng vô biên chư Phật sát độ, mỗi ngày không biết có bao nhiêu người vãng sanh đi đến nơi đó. Trình độ của người đi đến đó không như nhau, căn tánh không như nhau, không phải nói đi đến nơi đó A Di Đà Phật sẽ xếp lớp cho bạn, bạn sẽ ở lớp này hay ở lớp kia. Như vậy rất phiền phức, đâu có cái chuyện phiền phức như vậy. Xác thực là tùy vào căn tánh của mỗi người, chẳng khác nào nói đi đến nơi đó cả thảy đều là dạy học riêng cho từng người, cho nên bạn thành tựu rất nhanh. Tâm của bạn có thể học một pháp môn cùng với một thầy, trên tình hình tổng thể, cùng với cách dạy học của Tổ sư Đại đức ngày xưa của chúng ta là như nhau. Tổ sư Đại đức dạy học đều là mô phỏng theo Thế giới Tây Phương Cực Lạc, là có lý do từ đó, không phải các Ngài tự sáng tạo ra. Dạy cho bạn khai ngộ môn học, bạn thâm nhập một môn. Có thâm nhập sâu như vậy thì liền khai ngộ, sau khi khai ngộ thì bạn có thể học rộng nghe nhiều.

/ 374