/ 374
696

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 273

Sau đó bạn mới hiểu được nhẫn là điều quan trọng vô cùng, ở trong Kinh Phật vô cùng xem trọng. Ở trong “Kinh Kim Cang” đã nói bồ tát lục độ, ở trong lục độ, chỉ có bố thí và nhẫn nhục được nói nhiều nhất, chúng ta mới hiểu được điều quan trọng ở trong lục độ là bố thí, là nhẫn nhục. Bố thí là buông bỏ. Buông bỏ là công phu. Nếu không có nhẫn nhục thì bạn không thể thành tựu. Bạn muốn thành tựu thì nhất định nhờ vào nhẫn nhục. Cho nên đối với âm hưởng, bạn nhất định phải nhận biết cho rõ ràng, phải hiểu rõ, không nên chấp trước. Ý nghĩa thật sự của âm hưởng là dạy bảo chúng ta buông bỏ phân biệt chấp trước. Tôi không nói vọng tưởng, chỉ nói buông bỏ phân biệt chấp trước.

Thứ hai là Nhu Thuận Nhẫn. Hiện nay chúng ta có thể học, chính là phải học tùy thuận theo lời dạy bảo của Kinh điển, tuyệt đối là không tùy thuận theo ý của bản thân mình. Ý của bản thân mình là tà tri tà kiến, chính chúng ta phải thừa nhận. Tri kiến của chúng ta là bất chánh, lời của Phật dạy ở trong Kinh mới là chánh tri chánh kiến, cho nên phải buông bỏ cách nghĩ cách nhìn của bản thân mình mà tiếp nhận lời dạy bảo ở trong Kinh giáo. Chúng ta mà có được công phu như vậy, cái này gọi là nhu thuận nhẫn.

Mười loại nhẫn đã nói ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”, công phu có cạn sâu thứ bậc không giống nhau, điều này rất rõ ràng. Bạn xem thử, âm hưởng nhẫn có sơ địa, nhị địa, tam địa, đây không phải là công phu cạn sâu khác nhau rất rõ ràng hay sao? Hiện tại chúng ta mới sơ phát tâm, đến nhất địa cũng chẳng có, chúng ta cũng có thể học. Chúng ta thì học cạn, học sâu như Bồ Tát chúng ta học không nổi. Bây giờ chúng ta đã hiểu, bắt đầu học, học cạn nhất, chúng ta tùy thuận theo sự giáo huấn của Phật Đà.

Trong sự giáo huấn này, chúng ta phải biết thứ tự, phải biết trước sau. Chúng ta bắt đầu từ chỗ nào mà hạ thủ? Từ tam qui, ngũ giới, thập thiện, nhất định phải từ chỗ này mà làm. Phải thường xuyên nhớ đến. Ở trong cuộc sống, trong sự giao tiếp, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần giác mà không mê. Cái gì gọi là giác? Cái gì gọi là mê? Giác và mê nhất định phải hiểu cho rõ ràng. Khởi tâm động niệm là mê rồi; không khởi tâm không động niệm là giác ngộ, không phải là bảo bạn không nhìn không nghe. Mắt của bạn có thể xem, xem rồi thì như thế nào? Không khởi tâm, không động niệm. Tại sao không khởi tâm, không động niệm vậy? Phàm có hình tướng thì đều là hư vọng. Bạn phải có cách nhìn như vậy. Đây là Phật dạy cho chúng ta, tất cả các pháp hữu vi như mộng huyễn bọt bóng. Bạn phải có cách nhìn như vậy. Hiện nay người mà tu theo cách này gọi là tu bát nhã, tu nhẫn nại, tu mười nhẫn.

Hiện nay chúng ta tu thuận tiện hơn so với người xưa, tu ở đâu? Xem truyền hình. Cho nên các bạn nên biết, mỗi buổi tối xem truyền hình là tu mười nhẫn, không nên xem những thứ trong truyền hình là thật, đó là giả. Mỗi ngày ta xem, xem xong thì làm sao? Để luyện tập cho tâm mình không động. Xem rất là rõ ràng, rất là minh bạch. Phân minh rõ ràng là huệ, như như bất động. Bạn xem thấy họ cười, bạn cũng cười, họ khóc, bạn cũng khóc là tiêu rồi, như vậy là sai lầm quá lớn rồi. Cho nên bạn phải thật sự có công phu, bạn biết được đó là mộng huyễn bọt bóng, hiện tượng đó của nó là sanh diệt, thật sự cũng là như sương cũng như điện. Các bạn phải hiểu được nguyên lý của máy truyền hình, nó cũng là thông qua tốc độ nhanh của sóng làm cho bạn không thể phân biệt được đó là huyễn tướng. Hình ảnh không phải là thật, nó cũng là sát na sanh diệt, so với điện ảnh ngày trước thì tinh vi hơn. Điện ảnh là từng tấm từng tấm chiếu ra, đây là hoàn toàn dùng tổ hợp của hình ảnh. Các hình ảnh này tổ hợp rất nhanh, cho nên cơ bản bạn không biết nó là từng tấm hình, không biết được nó là một tổ hợp của hình ảnh. Bạn nhìn thấy nó như là một tấm hình, trên thực tế nó là một tổ hợp hình ảnh, vì tốc độ này nhanh hơn điện ảnh rất nhiều. Từ chỗ này thật sự có thể chứng minh lời của Phật nói ở trong Kinh, chúng ta từ ở chỗ này mà đạt được sự lợi ích. Sau khi hiểu rồi thì hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, cuộc sống của bạn sẽ rất tự tại, cuộc đời này đến thế gian này có thể là chẳng kém gì so với chư Phật Bồ Tát du hí thần thông. Trong du hí thần thông phải giác ngộ, vì sao vậy? Vì chúng ta đến thế gian này là do nghiệp lực mà đến, hiện tại ta học Phật rồi, ta đã hiểu rồi thì đem nghiệp lực chuyển thành nguyện lực, thì bạn sẽ tự tại. Vừa chuyển thành nguyện lực chính là trong nhà Phật chúng ta thường gọi là thừa nguyện tái lai. Nghiệp lực đã tiêu hết rồi thì cả thảy đều là nguyện lực. Nguyện lực đến thế gian này cùng với chư Phật Bồ Tát là giống nhau, đến để làm gì? Đến để biểu diễn, để diễn kịch, hoàn toàn nhắm vào chúng sanh mê hoặc điên đảo của thế gian này. Họ bị mê nặng ở tại chỗ nào, chúng ta dùng cách nào để dẫn dắt họ, để cho sáu căn của họ sau khi tiếp xúc có thể tỉnh ngộ trở lại, đây gọi là Phật pháp. Phật pháp là pháp giác ngộ chúng sanh, không có nhất định. Phật không có định pháp có thể nói, Phật không có hình tướng nhất định, thiên biến vạn hóa. Chúng ta chuyển nghiệp lực thành nguyện lực thì phải đi con đường này.

/ 374