/ 374
578

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 267

Đại phương châm, đại nguyên tắc không sai. Kinh điển của pháp môn Tịnh Độ không nhiều, hiện tại chúng ta xem thấy có năm Kinh một luận. Năm Kinh một luận này y theo bộ nào cũng đều được, một môn thâm nhập. Bạn nói năm Kinh một luận tôi đều học thì cũng được, dù sao cũng là cùng một tông phái, đây là cùng một con đường, cùng một đường lối. Những Kinh điển của các tông phái khác thì không thể nào học đến. “Một môn thâm nhập, huân tu lâu dài”, đây là thuần. Chữ “thuần” này tiếp nối liên tục, thuần kim thụ, thuần bạch ngân thụ, lưu ly thụ, thủy tinh thụ, nó cứ nối tiếp như vậy. Đây là đã tỉnh lược, phía sau không có, vì đã tỉnh lược rồi. Ở đây nói với chúng ta một môn, một môn thâm nhập huân tu lâu dài.

Đến khi nào thì mới có thể học rộng nghe nhiều? Khi được khai ngộ. Vào thời xưa thì cái tiêu chuẩn đó rất là nghiêm ngặt, nhất định là phải “Đại triệt đại ngộ” thì mới có thể rời khỏi thầy. Người xưa nói là xuất sư, ngày nay thì gọi là tốt nghiệp. Bạn vẫn chưa có minh tâm kiến tánh thì bạn không thể tốt nghiệp. Trung Quốc vào ngày xưa, bất luận là Tông Môn hay Giáo Hạ, Thiền Tông gọi là minh tâm kiến tánh, Giáo Hạ gọi là “Đại khai viên giải”, Tịnh Độ chúng ta thì gọi là lý nhất tâm bất loạn, trong Mật tông thì là tam mật tương ưng, điều kiện phải như vậy thì bạn mới có thể được xem là tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp thì mới học rộng nghe nhiều, “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Lúc đó thì việc học sẽ dễ dàng chứ không khó chút nào.

Chúng ta xem thấy Bồ Tát Long Thọ ở trong Truyện Ký, đây là đã chứng được Sơ Địa, là Bồ Tát Sơ Địa, năm xưa đây đều là thị hiện ở tại thế gian này. thông minh trí tuệ tuyệt đỉnh. Ngài học tập Phật pháp, tất cả pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong 49 năm, trong ba tháng thì họ đã học xong rồi. Sau khi học xong, đại khái Sơ Địa của họ là Biệt Giáo Sơ Địa, theo tôi nghĩ không thể nào là Viên Giáo. Viên Giáo Sơ Địa thì công phu rất sâu, phiền não sẽ không khởi hiện hành. Có thể là Biệt Địa. Biệt Địa thì tương đương với Sơ Trụ ở trong Đại Thừa Giáo, phát tâm trụ, phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, họ vẫn có thể bị thối chuyển. Trong giáo Đại Thừa, chúng ta biết được đến Bát Địa thì mới không thối chuyển. Bát Địa gọi là bất động địa, Thất Địa trở về trước đều thối chuyển, nhưng mà thối có giới hạn, đó là Sơ Trụ, sẽ không bị thối chuyển ra khỏi Sơ Trụ. Vì vậy họ đem hết thảy Kinh điển của Thế Tôn đều học hết, sau khi ba tháng học xong thì họ khởi ngạo mạn, cảm thấy từ trên trời xuống tới nhân gian duy chỉ có mình là độc tôn, không ai có thể so sánh với ta. Cái tâm ngạo mạn này liền sanh khởi, người hiện nay thì gọi là đáng tự hào, Ngài đáng được tự hào. Bồ Tát Đại Long nhìn thấy được, liền đến giúp Ngài, cho nên đại Bồ Tát giúp đỡ tiểu Bồ Tát. Ở trên “Kinh Kim Cang”, Phật đã dặn dò “thiện hộ niệm chư Bồ Tát”, Đại Bồ Tát có trách nhiệm thiện hộ niệm các vị tiểu Bồ Tát này, những vị Bồ Tát vừa mới kiến tánh vừa mới chứng quả. Bồ Tát Đại Long đưa Ngài đến Long cung, đưa Ngài đi xem nơi mà các Ngài cất giữ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Vừa đến Long Cung nhìn thấy Bồ Tát Đại Long cất giữ Kinh điển mà Phật Thích Ca Mâu Ni trong 37 ngày đầu (có người nói là trong 27 ngày, đây đều có căn cứ, trên Kinh đều có nói cả) đã giảng “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Phân lượng là bao nhiêu? Số bài kệ nhiều tương đương với vi trần của mười cái “tam thiên đại thiên thế giới”, phẩm tương đương vi trần của một cái Tứ Thiên. Bồ Tát Long Thọ nhìn thấy cái phân lượng này thì không còn chút ngạo mạn nào nữa, mới biết là mình vẫn còn chưa được, hàng phục phiền não của Ngài.

Sự thị hiện này của Bồ Tát Long thọ đã nói cho chúng ta sự việc gì? Một môn thông. “Thông” bình thường chúng ta hay nói là được Tam Muội. Ngày nay chúng ta học “Kinh Vô Lượng Thọ”, nếu bạn có thể nhập Vô Lượng Thọ Tam Muội, bạn học “Kinh Pháp Hoa” thì bạn nhập Pháp Hoa Tam Muội, bạn học “Kinh Kim Cang” thì sẽ nhập Bát Nhã Tam Muội, thì bạn mới thật sự có thọ dụng. Tam Muội là gì? Tam Muội là được định. Định thì khai huệ, sau đó mới có thể nghiên cứu thêm những pháp môn khác. Cho nên hiện tại một số người học, đạo nghiệp và học nghiệp vì sao không được thành tựu? Họ không giữ nguyên tắc này. Con đường này là con đường mà tất cả Bồ Tát chư Phật Như Lai đã đi qua, chúng ta hiện tại không có tin tưởng, chúng ta hiện tại không đi con đường cũ của các Ngài, mà lại đi một con đường mới. Bạn cứ thử xem bạn có đi được hay không. Bạn mà đi được đương nhiên là thật hiếm có, đi mà không được thì đời này đã uổng phí.

/ 374