/ 374
607

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 265

Duyên kết như thế nào? Chúng ta ở nơi này giảng Kinh thính chúng rất nhiều, các pháp sư trẻ tuổi mới học bạn phải kết pháp duyên với họ. Bạn không kết duyên với họ, bạn giảng Kinh họ sẽ không đến. Bạn mà có duyên với họ, giảng không hay thì họ cũng vẫn đến để ủng hộ. Kết pháp duyên, điều đầu tiên là vẻ mặt tươi cười, không nên nhìn thấy người ta mà gương mặt lại không có một chút biểu cảm, giống như là quỷ Vô Thường thì không có duyên gì rồi. Phải thành tâm thành ý tiếp đãi chiếu cố. Đi đến giảng đường này, vừa nhìn thấy thì bạn hoan hỷ đưa họ vào trong, sắp xếp chỗ ngồi cho họ. Đây đều là kết pháp duyên. Ngày trước lão sư Lý đã dạy cho chúng tôi rất nhiều phương pháp, cho nên nhất định phải biết kết pháp duyên với tất cả chúng sanh.

Đại ý của phẩm đề, đề mục, chúng tôi đã giới thiệu đến chỗ này, bây giờ xem tiếp Kinh văn. Bản Kinh tốt nhất là tìm loại có phân khoa phán. Có khoa phán thì phân đoạn tầng bậc của nó rất rõ ràng, có thể vừa xem thì hiểu ngay.

Phật ngữ A Nan”.

Đây là Phật Thích Ca Mâu Ni nói với tôn giả A Nan. Nói với tôn giả A Nan chính là nói với chúng ta, trong pháp hội này A Nan là đại biểu cho chúng ta.

Vô lượng thọ Phật, thọ mạng trường cửu, bất khả xưng kế”.

Xưng” là nêu ra, “kế” là tính đếm. Thọ mạng của Ngài rốt cuộc là dài bao nhiêu? Không có cách nào tính đếm, cũng không có cách nào có thể nói ra. Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong chú giải trích dẫn Kinh điển đã nói rất nhiều, thọ mạng của Phật vô lượng vô biên, phía trước chúng tôi chỉ giảng đến hoàn toàn là tánh đức của Ngài lưu lộ ra, câu nói này đã nói tương đối chung chung.

Tánh đức là gì?

Thứ nhất là tự tánh vốn có vô lượng trí tuệ, tự tánh vốn có vô lượng đức năng, tự tánh vốn có vô lượng tướng hảo. Ở trên “Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm Xuất Hiện” nói rất hay: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai”. Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ của Như Lai, đều có đức tướng của Như Lai, đều có tướng hảo của Như Lai, nhưng vì vọng tưởng phân biệt chấp trước mà không thể chứng đắc. Chỉ một câu đã nói rõ ràng minh bạch với chúng ta rồi. Chúng ta ngày nay đã thành ra như vậy, đã mất đi cái trí huệ đức năng tướng hảo cứu cánh viên mãn. Nguyên nhân là gì? Bởi vì chúng ta đã khởi vọng tưởng phân biệt chấp trước, bị hại bởi vọng tưởng phân biệt chấp trước. Nhất định phải giác ngộ, không thể chấp trước thêm nữa. Nếu như đem tất cả pháp thế xuất thế gian, trừ bỏ cái ý niệm chấp trước này đi, đích thực là không chấp trước thêm nữa, ngay cả cái thân này cũng không chấp trước, ta, của ta (của ta là cái ta sở hữu) không chấp trước nữa, không có ta, không có cái của ta. Cái gì cũng không có thì phải làm sao? Tùy duyên tự tại. Tùy duyên vậy thật sự có không? Có, bạn có phước báo, trong số mạng của bạn thì làm sao lại không có? Đặc biệt là bạn có thể tu thiện tích đức, phước báo trong số mạng của bạn chỉ có tăng trưởng, không có giảm bớt. Hầu hết phàm phu thực tại mà nói, ở trên Kinh Phật nói là “kẻ đáng thương xót”. Những lời nói này là chân thật. Thật sự là kẻ đáng thương xót, bởi vì họ có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, đã làm tổn thất đi những thứ có trong số mạng, đây không phải đáng thương hay sao? Đây là vô tri, ngu si. Cho nên, sự lưu lộ của tánh đức, tự tánh vốn có trí huệ, đây là nhân, vốn có đức năng là duyên, quả báo là tướng hảo. Chúng ta thường nói là 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, ở trên “Kinh Vô Lượng Thọ” xem thấy Thế giới Tây Phương Cực Lạc Y Chánh Trang Nghiêm, đây là từ đâu mà có? Tánh đức tự nhiên lưu lộ ra, vốn có chính là như vậy, cho nên không có cách nào xưng thuyết, không có cách nào tính đếm.

Chúng ta lại xem đoạn thứ hai, phía sau của đoạn nhỏ này.

Kinh văn: “Hựu hữu vô số thanh văn chi chúng”.

Đây là học trò của A Di Đà Phật. Học trò cũng phân ra rất nhiều cấp bậc, rất nhiều loại. Đây là nói một loại, Thanh Văn. Chúng ta biết Thế giới Tây Phương có Bồ Tát chúng. Ở trong Bồ Tát chúng có Bồ Tát Tín Vị, Bồ Tát Thập Trụ, Bồ Tát Thập Hạnh, Bồ Tát Thập Hồi Hướng, Bồ Tát Thập Địa, Bồ Tát Đẳng Giác. Bồ Tát phân thành rất nhiều loại, ở chỗ này chỉ chuyên nói đến Thanh Văn chúng. Nói là một loại chứ có bao nhiêu Thanh Văn chúng vậy? Có đến vô số, chứng tỏ A Di Đà Phật ở trong tận hư không khắp pháp giới tất cả Sát Độ đã kết duyên với chúng sanh thù thắng biết bao nhiêu, cho nên nhận được sự tán thán của chư Phật mười phương. Đây là điều chúng ta phải học, chúng ta không thể nào lơ là được.

/ 374