/ 374
681

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 249

Năm xưa, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam phát tâm giảng bộ Kinh này nhưng chưa có giảng được viên mãn. Lịch đại có rất nhiều, rất nhiều Tổ sư Đại đức phát tâm giảng bộ Kinh này nhưng đều không có cách nào hoàn thành, vì Kinh quá dài, phân lượng quá lớn. Vì vậy tôi đã nói với Lý hội trưởng, muốn hoàn thành công việc này thì tôi cần phải buông bỏ hết thảy tất cả sự tình. Lớp bồi huấn khóa thứ năm chúng tôi đã làm một sự thử nghiệm rất là thành công. Đồng học của chúng ta sau khi học xong có thể lên giảng đài, có thể dạy học, đây là thành công rồi. Cho nên sự việc lập trường dạy học này tôi đã yên tâm, buông bỏ được rồi. Bắt đầu khóa thứ sáu tôi không tham dự, nhiều nhất tôi cũng chỉ làm người hướng dẫn mà thôi, tôi không tham dự vào thực tế. Cho nên tôi kiến nghị với ông, đối với những đồng học mong muốn ở lại lớp bồi huấn tại Singapore, chúng ta phải chính thức mời họ, cho họ tư cách và sự từng trải. Những người khóa thứ năm còn ở lại, chúng ta sẽ mời họ làm trợ giáo trong khóa thứ sáu. Còn những khóa trước, các đồng học lớp Hoa Nghiêm, chúng ta đều mời họ làm giảng viên. Cùng lúc đem cả việc trợ giáo của khóa thứ năm, hai thư mời này đều gửi cho họ. Mỗi một khóa chúng tôi đều có thư mời. Kỳ hạn của những thư mời là từng khóa từng khóa một, mỗi một khóa đều phải gửi thư mời. Đây là lý lịch, kinh nghiệm từng trải của mọi người cho Phật giáo trong tương lai.

Giảng viên khóa thứ sáu, khóa thứ bảy, khóa thứ tám, đến khóa thứ chín thì chúng ta mời họ làm phó giáo sư. Làm phó giáo sư từ khóa thứ chín, mười, mười một, đến khóa thứ 12 thì chúng ta mời họ làm giáo sư. Chúng ta nhất định phải nâng cao tư cách và sự từng trải cho các đồng học. Hội trưởng đã tiếp nhận ý kiến này, hy vọng lớp bồi huấn có thể cứ như thế mà làm, không nên gián đoạn. Nhưng đây chỉ là thời gian ngắn hạn, là lớp học cấp tốc. Học ở tại nơi này, nếu như bạn có thể kiên trì không rời khỏi giảng đài thì bạn mới có thành tựu. Nếu như bạn lơ là, ba tháng bạn không giảng Kinh, nửa năm không giảng Kinh thì bạn đã hoàn toàn thoái chuyển. Nếu bạn không tin tưởng, đồng học tốt nghiệp ở các khóa trước của chúng ta đã trở về Trung Quốc rồi, hơn nửa năm họ không có giảng Kinh, bây giờ thì không thể so sánh được với các vị, nếu họ lên giảng đài để so bì với các vị, thì sẽ hiện ra rõ ràng ở trong mắt của thính chúng, vừa nghe thì đã nhận ra ngay. Cho nên phải kiên trì không rời khỏi giảng đài, chúng ta mới có thể thành tựu.

Cơ hội lên giảng đài rất khó, có thể gặp chứ không thể cầu. Cho nên bản thân tôi liền nghĩ đến, sau này trước lúc tôi được 80 tuổi, tôi phải hoàn thành “Kinh Hoa Nghiêm” trong thời gian năm năm. Tôi dự tính dùng ba năm để giảng cho xong “Hoa Nghiêm”, trong thời gian ba năm phải giảng xong 99 quyển. Mỗi ngày giảng 4 giờ đồng hồ, một năm phải giảng 300 ngày, ba năm như vậy thì có 3.600 giờ. Đương nhiên không thể giảng được kỹ như là hiện nay, nhưng có thể đem Kinh văn giảng cho hoàn thành. Sau đó tôi lại dùng thời gian một năm, một năm có 1.200 giờ đồng hồ, tôi dùng 600 giờ đồng hồ để giảng “Kinh Pháp Hoa”, và 600 giờ để giảng “Kinh Lăng Nghiêm”. Năm sau cùng cũng là 1.200 giờ đồng hồ, tôi sẽ đem Tịnh Độ năm Kinh một luận giảng trở lại một lần nữa. Đây là công khóa trong năm năm của tôi. Cho nên trong năm năm này, công việc của tôi là ở trong phòng thu âm ghi hình, tạm thời không tham gia các hoạt động đối ngoại bên ngoài để tránh đố kỵ và chướng ngại, sẽ không tham gia nữa… Không có Pháp sư Tịnh Không rồi, không thấy nữa rồi. Tôi ở trong phòng ghi hình. Nếu có người đến mời tôi đi hoằng pháp, tôi nói tôi có thể nhận lời bạn sau năm năm này, sau khi tôi 80 tuổi, tôi hoàn thành công việc này rồi, hoàn thành khóa trình 6.000 giờ này rồi, nếu tôi còn có thời gian, tôi có thể nhận lời bạn. Còn trong năm năm này, tôi nhất định phải giữ vững, cũng là một lần để tự kiểm điểm phản tỉnh. Tôi cảm thấy đây là mục đích thật sự của cuộc đời tôi.

/ 374