/ 374
705

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 241

****************

Chúng ta muốn đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế giới, lựa chọn thời gian lúc nào, sự việc này có điều kiện gì hay không? Có! Điều kiện này tuyệt đối không phải là tội của ta ở thế gian này chưa thọ xong, không phải là cái ý này, nếu như đợi chịu tội xong mới đi thì đó là tiêu nghiệp vãng sanh, đó không gọi là đới nghiệp vãng sanh. Điều kiện là gì? Ở thế gian này vẫn còn có một số người có duyên, ta vẫn còn có thể giúp đỡ họ, vậy thì ta phải ở thêm một thời gian, ta phải giúp đỡ họ. Nếu như người có duyên ở thế gian này hết rồi, vậy thì chúng ta có thể đi. Khi nào thì hết? Cho dù ta khuyên bảo họ, cho dù làm tấm gương tốt cho họ xem, họ cũng xem không hiểu, nói họ nghe họ cũng không có tin tưởng, không có duyên, vậy lúc này thì nên đi rồi. Vẫn còn người chịu nghe, chúng ta làm ra tấm gương, vẫn còn có người có thể xem hiểu được, chúng ta phải đưa thêm vài người cùng đi, giúp đỡ thêm vài người nữa. Cho nên chọn lựa thời gian để đi đến Tây Phương Cực Lạc Thế giới là như vậy mà quyết định. Chúng ta tại thế gian này chỉ có một sự việc như vậy, ngoài một sự việc này ra thì thế xuất thế gian không có chuyện của chúng ta, tâm của bạn không phải là thanh tịnh rồi sao? Tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh thì bạn được tự tại an lạc, thì bạn thường sanh tâm hoan hỷ. Phật Bồ Tát thường sanh tâm hoan hỷ. Chúng ta cũng vậy, không được viên mãn như là Phật Bồ Tát thì chí ít tâm hoan hỷ của chúng ta cũng không bị gián đoạn, ngày ngày đều đang được nâng lên cao, đây chính là sự tiến bộ mà người thường hay nói. Mỗi ngày trí huệ tăng trưởng, phiền não giảm bớt, công phu đắc lực, ta gọi là sự dụng công đi vào nề nếp, quyết định là có hiện tượng này. Nếu như không phải hiện tượng như vậy thì bạn phải phản tỉnh, bạn học Phật đã có sự sai lệch, đã có lầm lẫn, không phải sự sai lệch ở trên lý luận thì nhất định là trên sự hành trì sanh ra lầm lẫn. Nếu như không có lầm lẫn thì hiệu quả này của bạn quyết định là giống y như là trên Kinh Phật đã nói. Cho nên, “Kinh” không những là chỉ dạy cho chúng ta tu hành, mà cũng là để kiểm tra thành quả tu hành của chúng ta. Thành quả tu hành của chúng ta so với trên Kinh nói không giống nhau thì đã có vấn đề rồi.

“Sanh tâm hoan hỷ”, câu nói này chúng ta không thể lơ là được. Phải học theo A Di Đà Phật, học theo dụng tâm của A Di Đà Phật, hoằng nguyện của A Di Đà Phật, hành trì của A Di Đà Phật, lấy A Di Đà Phật làm thành tấm gương tốt nhất cho việc tu học của bản thân chúng ta. Ý nghĩa này rất sâu, rất rộng. Nếu như chúng ta có chút lòng riêng tư, đối với người này tốt, đối với người kia không tốt, ưa thích giúp đỡ cho người này, ưa thích chướng ngại cho người kia, đây là sai, cái tâm này không phải là tâm Phật, cái hành vi này không phải hành vi của Bồ Tát, mà cái tâm hành này là tâm hành của ma quỷ. Hoàn toàn dựa theo tình cảm của bản thân thì hoàn toàn không có trí tuệ, vậy thì sao được? Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối người, đối sự, đối vật có sanh ra cái ý niệm này hay không? Khẳng định là có. Vậy phải làm sao? Bản thân phải lập tức giác ngộ ngay, đây là phiền não sanh tử từ vô thủy kiếp đến nay lại đang khởi hiện hành, lại đang quấy phá. Vậy phải làm sao? Phương pháp của pháp môn Tịnh Tông vô cùng hay, chắp tay niệm một câu A Di Đà Phật, đem cái ý niệm này tiêu trừ đi, không nên suy nghĩ về nó nữa, chuyển đổi ý niệm, đem cái ác niệm này chuyển thành A Di Đà Phật, sau đó thì bạn sẽ hiểu được niệm Phật là niệm cái gì. Niệm một câu A Di Đà Phật này, trong câu A Di Đà Phật này bao gồm cả tâm của A Di Đà Phật, nguyện của A Di Đà Phật, hành trì của A Di Đà Phật, bao gồm toàn bộ quyển “Kinh Vô Lượng Thọ”. “Kinh Vô Lượng Thọ” là một bài văn chương mà A Di Đà Phật là một cái đề mục. Đọc cái đề mục này mà không hiểu hàm nghĩa ở bên trong đó thì có tác dụng gì chứ? Chỉ là đọc suông. Niệm câu Phật hiệu này từng giờ từng khắc nhắc nhở chúng ta, ở trên Kinh này Phật dạy chúng ta những gì, chúng ta khởi tâm động niệm lời nói việc làm đều phải nên phụng hành, không thể trái nghịch, thì niệm câu Phật hiệu này mới có tác dụng.

Buổi tối hôm qua, tôi nghe Lão Pháp sư Tịnh Huệ giảng Kinh, lần này Ngài giảng là “Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm”. Đương nhiên thời gian tám ngày thì không có cách nào giảng hết, Ngài đã lựa chọn ra những đoạn quan trọng trong bộ Kinh để mà giảng. Tôi nghe nói hôm trước Ngài đã giảng “Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương”, buổi tối hôm qua giới thiệu “Lăng Nghiêm thần chú”. Ở trong “Kinh Lăng Nghiêm”, Thế Tôn tán thán thần chú công đức thần lực không thể nghĩ bàn, lời nói này là thật, một chút cũng không giả, là Phật nói thì làm gì giả được chứ? Phật dùng thần chú này để kháng lại tất cả tà ma ngoại đạo, chân thật là tiêu tai miễn nạn. Bạn niệm câu thần chú Lăng Nghiêm này, xem bạn có thể tiêu tai được hay không? Có thể miễn nạn được hay không? Tôi khẳng định là không linh, bạn không thể tránh khỏi. Nguyên nhân gì vậy? Bạn không biết niệm. Biết niệm thì hiệu quả, không biết niệm thì không hiệu quả. Thế nào gọi là không biết niệm? Một mặt niệm chú, một mặt khởi vọng tưởng, đem công đức của bạn tất cả đều phá bỏ hết, thì không có hiệu quả.

/ 374