471

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 226

****************

Năm xưa, tôi học giáo với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Ngài thành lập giảng tòa đại chuyên ở Thư viện Từ Quang. Trong giảng toà này có sáu môn khóa trình, lão sư Ngài đảm nhiệm hai môn. Một môn là “Phật học khái yếu thập tứ giảng”, đó là giới thiệu Phật giáo, Ngài chính mình giảng. Ngoài ra, một khóa trình khác là “Kinh A Di Đà”. Thầy giảng hai môn bài khóa, tôi nghe được 11 lần. Vào mỗi lần khai khóa, tôi không hề thiếu vắng buổi nào. Về sau rời khỏi Đài Trung mới không còn nghe nữa. Tôi nghe mười một lần, làm gì mà một lần, hai lần thì thành công, làm gì có việc dễ dàng như vậy? Chúng ta không phải người thượng căn, không phải một nghe ngàn ngộ. Chúng ta là người trung hạ căn, cho nên chính mình đối với căn tánh của chính mình nhất định phải nhận biết rõ ràng. Người quý ở chỗ tự biết rõ. Ta là căn tánh thế nào?

Căn tánh trung hạ chỉ có “khốn nhi học chi”, ngoài cái cần học ra không còn biện pháp thứ hai, cho nên nhất định là một môn thâm nhập, huân tu thời gian dài. Cho nên tôi khuyên đồng tu sơ học, đồng tu tại gia mới học Phật, tôi dạy họ trước tiên đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc qua 300 lần, chỉ đọc quyển sách này, mỗi ngày đọc một lần, đọc đến một năm, bạn liền biến đổi cốt cách. Vì sao vậy? Tiêu tai rồi, nghiệp chướng tiêu rồi, phước báo của bạn hiện tiền, trí tuệ của bạn thêm lớn. Học Phật, Thích Ca Phật Tổ là phước huệ nhị túc tôn, bạn không có trí tuệ, không có phước, bạn học Phật cái gì? Cho nên điều kiện học Phật là phước huệ nhị túc, đương nhiên chúng ta không thể nói đến “túc”, tóm lại phải có chút phước báo mới có chút vốn liếng, không có vốn liếng làm sao có thể học Phật? Cái vốn liếng này cần phải tốn thời gian một năm học “Liễu Phàm Tứ Huấn”, bạn liền có phước có huệ, bạn mới đầy đủ điều kiện học Phật. Có thể chiếu theo phương pháp này của tôi mà làm đều có thành tựu, không chiếu theo phương pháp này mà làm thì khó rồi. Tình hình này, thực tế chính là Đại Sư Thiện Đạo trên “Quán Kinh Thượng Phẩm Thượng Sanh Chương”, trong chú giải đã nói: “Gặp duyên khác nhau”. Mỗi một người chúng ta thành tựu ngay đời này, có thành tựu hay không luôn ở gặp duyên khác nhau, mà then chốt ở trong đây là chính mình có phải chân thật hiếu học hay không, có phải chân thật tôn sư trọng đạo hay không.

“Tôn sư trọng đạo”, đây là Ấn Tổ nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Đây là chúng ta thân cận lão sư, thân cận thiện hữu, đồng tham đạo hữu, then chốt thành bại đối với việc học Phật của chúng ta vô cùng quan trọng. Chúng ta hiểu được những đạo lý này, thật có thể y giáo phụng hành, không nên nói một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” này, mà một phẩm Kinh, thậm chí một đoạn Kinh văn, trên “Kinh Kim Cang” nói bốn câu kệ, chúng ta đều có thể vãng sanh, đều có thể chứng quả, huống hồ toàn bộ Kinh văn, lại huống hồ quyển Kinh này là hội tập Kinh văn của năm loại nguyên bản dịch, đọc quyển Kinh này thảy đều đọc được năm loại nguyên bản dịch. Chúng ta học tập thọ trì quyển Kinh này chắc chắn không phải mờ mịt, không phải người ta dạy thế nào thì chúng ta nghe theo thế đó. Loại người này có, tôi rất kính phục, khó được, thật có thiện căn. Vì sao vậy? Tôi không làm được. Lão sư của ta dạy ta như thế nào, ta còn muốn cãi lại họ, ta còn có rất nhiều chỗ nghi hoặc, ta đều nêu ra để hỏi họ, ta làm học trò chân thật là rất không dễ dạy. Thế nhưng ta nói lý, lão sư thuyết phục được ta rồi, ta chắc chắn phục tùng, cho nên lão sư cũng chịu dạy ta. Quyết không thể nói người ta nói sao mình nói vậy.

Chân thật thấy được quyển này tốt, chân thật sanh tâm hoan hỉ, lão sư đem quyển này giao cho tôi, tôi mới tiếp nhận. Kinh văn khi vừa mới học có chỗ khó, thế nhưng Ngài đã làm mi chú rồi. Chú giải của Ngài, tôi có thể xem hiểu được. Tôi y theo chú giải của Ngài để giảng bộ Kinh này, cùng với chính Ngài đã giảng, đại khái luôn là được tám chín, không đến mười. Tôi có được cái năng lực này. Tôi không nghe Ngài giảng cũng giảng gần giống với Ngài. Đây khiến lão sư hoan hỉ dạy tôi. Năng lực này từ đâu mà có? Không gì khác, y giáo phụng hành, cho nên có thể tương ưng với Kinh giáo. Bạn học rồi, bạn có thể lý giải, bạn có thể giảng, nhưng bạn không thể làm thì không có ích gì, đó không phải bạn. Bạn chính mình phải làm, chăm chỉ nỗ lực mà làm, trong lúc làm bạn sẽ có tâm đắc, trong tâm của bạn thể hội được, bạn cùng với chú giải của những đại đức xưa nay nhất nhất mà đối chiếu, mà so sánh, người ta cũng có cách nói như vậy. Tốt, chúng ta rất hoan hỉ hội ý. Cách nói của ta, giải thích của ta không hẹn mà khế hợp với người xưa, pháp hỉ sung mãn. Cho nên nhất định phải phát nguyện như Phật, giữ cái tâm như Phật. Phát nguyện của Phật là giúp đỡ tất cả chúng sanh.