/ 374
839

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 218

Thực tế mà nói, trong “Lục Hòa Kính”, trọng điểm chính là hai điều phía trước. “Kiến hòa đồng giải” là tu tâm, tu tâm thanh tịnh bình đẳng; “Giới hòa đồng tu” là tu thân. Bốn điều phía sau là nói bạn thực tiễn, hai điều này bạn thực tiễn rồi. Thực tiễn ở miệng “khẩu hòa vô tranh”. Mọi người chúng ta cùng nhau ở chung còn có tranh luận, thì hai điều phía trước bạn chưa làm. Thế nhưng tranh luận thường hay có. Tại sao có tranh luận chứ? Chúng ta phải suy xét nhiều. Tại vì sao Phật Bồ Tát cùng ở chung nhau không có tranh luận? Loại tập khí tranh luận này của chúng ta không tốt, có loại tập khí này thì không cách gì đến được Thế giới Cực Lạc.

Căn nguyên của tranh luận là gì? Chẳng phải là tự tư tự lợi hay sao? Xem thấy hành động tạo tác của người khác không hợp với ý của chính mình thì liền tranh luận. Tại sao Phật Bồ Tát làm được, chúng ta làm không được? Phật Bồ Tát vô ngã, cho nên các Ngài không có tranh luận. Phật Bồ Tát chắc chắn không có lợi ích của chính mình, cho nên các Ngài có thể hằng thuận chúng sanh, có thể thành tựu tùy hỉ công đức. Ngày nay chúng ta không thể tùy thuận. Đây là đáng được chúng ta sâu sắc phản tỉnh. Người khác tranh, chúng ta không tranh thì không việc gì, liền bình lặng. Ý kiến nhất định phải hóa giải. Căn cứ cái gì để hóa giải? Nhất định căn cứ Kinh luận để hóa giải. Cho nên, đối với người sơ học chúng ta mà nói, Kinh luận là tiêu chuẩn tu học của chúng ta, chúng ta không thể rời khỏi tiêu chuẩn này. Kinh luận có thể tiêu hóa tri kiến sai lầm của chúng ta, có thể sửa chữa hành vi sai lầm của chúng ta, sau đó chân thật làm đến được “khẩu hòa vô tranh”.

Các vị đều đọc qua “Kinh Kim Cang” (có rất nhiều người đọc rất thuần thục), trong đó tôn giả Tu Bồ Đề Ngài chính mình nói, Thích Ca Mâu Ni Phật khích lệ Ngài, nói Ngài được “vô tranh tam muội”. Tại vì sao Tu Bồ Đề có thể làm được “với người không tranh, với đời không cầu”? Hai câu nói này Ngài làm được rồi, tại vì sao chúng ta không làm được? Cho nên lại nghĩ tưởng xem, thế gian tất cả pháp, trên “Kinh Kim Cang” nói được rất hay: “Tất cả hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”, có gì đáng để tranh. Trên “Kinh Vô Lượng Thọ” dạy bảo chúng ta: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch”, bạn tranh cái gì? Cho nên vừa khởi cái niệm “tranh” này thì cái ý niệm này liền sai, không biết được chân tướng sự thật. Biết được chân tướng sự thật mới có thể chân thật buông xả, cái ý niệm “tranh” này cũng không có nữa. Khi có thể dạy bảo bạn thì dạy bạn, khi không thể dạy thì nhường bạn, Bồ Tát nhẫn nhượng. Bạn không thể tiếp nhận giáo hóa của Phật, Phật liền rời khỏi, nhường bạn. Đến lúc nào bạn khởi tâm động niệm, tôi hy vọng có người tốt đến dạy bảo tôi, thì Phật Bồ Tát liền đến. Không thể tiếp nhận khuyên bảo thì Phật Bồ Tát không đến. Muốn có người tốt đến dạy bảo họ, Phật Bồ Tát liền thị hiện. Cho nên Phật Bồ Tát tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp. Chúng ta phải học nhẫn nhượng, phải học vô tranh, trong đây đầy đủ vô lượng vô biên công đức.

Người thế gian thường nói: “Gia hòa vạn sư hưng”. Tranh thì không hòa. Vừa có tranh chấp thì họa hại liền đến. Quyết định không thể tranh chấp, cho dù có lý hay vô lý, hòa vi quý. Vô lý mà còn không tranh huồng hồ có lý? Để đối phương từ từ mà nghĩ. Đây đều là phương thức giáo hóa. Ở nhà Phật nói, đây là nghi thức giáo học.

Thân hòa đồng trụ”. Chữ “trụ” này ý nghĩa rất sâu rất rộng. Tóm lại mà nói, chúng ta cùng đồng sinh hoạt với nhau, thân vô tranh, đôi bên chăm sóc lẫn nhau, dung nhẫn lẫn nhau, quyết định làm từ chính bản thân mình. Người thế gian thông thường luôn nghĩ nơi nơi chiếm chút tiện nghi của người khác. Đây đều là tập khí cuồng vọng, tự tôn, tự đại, ngạo mạn. Đây thuộc về nghiệp chướng, đây không phải thuộc về trí tuệ. Người chân thật có trí tuệ, có đức hạnh thì nơi nơi nhường nhịn, hay nói cách khác, nơi nơi nhường người khác chiếm nhiều tiện nghi một chút, nơi nơi chính mình chịu nhiều thiệt thòi một chút. Đây là tu hành, tu đức hạnh của chính mình. Đến sau cùng, người chịu thiệt thành tựu, người chiếm tiện nghi thất bại. Thí dụ này rất rõ ràng, bạn đọc lịch sử, bạn xem qua cổ kim trong ngoài, những nhân tố thành công hoặc thất bại đó, nên suy xét nhiều. Lại quán sát những người, sự vật chung quanh trước mắt chúng ta, họ thành công, nguyên nhân của thành công ở chỗ nào? Họ thất bại, nhân tố của thất bại là gì? Chúng ta ở nơi đây học tập, đây đều là sách giáo khoa hiện thực. Người biết học, họ thành tựu ở chỗ này. Người không biết học, rất là đáng tiếc, ngay đời này trống qua, uổng qua.

/ 374