/ 374
528

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 217

Kinh văn: “Sở hữu quốc thành, tụ lạc, quyến thuộc, trân bảo, đô vô sở trước”.

Lần trước giảng đến chỗ này. Kinh văn phía sau, đây là nói “lục độ hóa chúng”.

Kinh văn: “Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo”.

Đoạn Kinh văn này vô cùng quan trọng. Hôm nay, hội này có đồng tu đến từ trong nước và rất nhiều khu vực khác, bình thường rất khó có được cơ duyên tham gia pháp hội giảng Kinh ở hiện trường chúng ta. Mọi người đến bên đây, cơ duyên rất khó được, cũng rất là thù thắng. Chúng ta đối với đoạn Kinh văn này luôn phải tỉ mỉ vì mọi người giới thiệu.

Trong Kinh Đại thừa thường hay nói “lục độ vạn hạnh”, rốt cuộc là ý nghĩa gì, chúng ta không thể không tường tận, không thể không rõ ràng. Nếu như đối với những Kinh huấn này không thể nào tỉ mỉ thể hội thì chúng ta không có được thọ dụng.

Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp là Thế Tôn dạy bảo Bồ Tát (Bồ Tát là học trò), dạy Bồ Tát tổng cương lĩnh tu hành, tổng nguyên tắc. Danh từ “Bồ Tát” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độ phiên dịch ra. Ý nghĩa danh từ này có thể dịch, nhưng vì sao không dịch? Vào thời xưa, Đại Sư dịch Kinh biểu thị tôn trọng đối với danh từ này, cho nên thuộc về “tôn trọng không dịch”. Ý nghĩa của danh từ này Đại Sư Huyền Trang nói được rất hay: “Chúng sanh hữu tình giác ngộ”. Hiện tại nếu như bạn giác ngộ rồi, bạn chính là Bồ Tát.

Đương nhiên trình độ giác ngộ khác biệt có cạn sâu lớn nhỏ, thế là Bồ Tát liền có rất nhiều đẳng cấp. Giống như trong Kinh thường nói “tam Hiền thập Thánh”, đây là nói đẳng cấp của Bồ Tát. Địa vị càng cao, họ giác ngộ được càng rộng, càng sâu. Địa vị càng thấp, giác ngộ được tương đối cạn, tương đối nhỏ. Hiện tiền đồng tu chúng ta cũng đều là Bồ Tát, rốt cuộc bạn là Bồ Tát ở đẳng cấp nào? Người khác không biết, thậm chí bạn chính mình cũng không biết. Không biết không cần lo, giác ngộ thì tốt, chỉ sợ là không giác ngộ. Kỳ thật ở trên Kinh giáo Đại thừa Phật nói cho chúng ta nghe rất nhiều, Phật pháp là bình đẳng. Đây là lời chân thật. Trong bình đẳng tại vì sao nói nhiều khác biệt như vậy? Khác biệt không phải từ nơi Phật phân, mà khác biệt là phàm phu có khác biệt, Phật tùy thuận phàm phu mới nói nhiều thứ khác biệt. Nếu như nói lời thành thật, trong lời thành thật là chắc chắn không có khác biệt. “Thỉ giác bất dị đẳng giác”. Đây chính là chúng ta vừa giác ngộ thì cùng với giác ngộ viên mãn trên quả địa Như Lai thực tế mà nói là không có khác biệt. Khác biệt ở chỗ nào vậy? Thời gian chúng ta giác ngộ quá ngắn, công phu quá cạn, cảnh giới vừa hiện tiền lập tức lại mê rồi, không thể vĩnh viễn gìn giữ giác ngộ. Khác biệt ở ngay chỗ này. Giác ngộ của Phật cùng các đại Bồ Tát có thể vĩnh viễn gìn giữ mà không thoái chuyển. Đây gọi là công phu. Cái công phu này thực tế mà nói là không quá hiếm lạ, bởi vì chúng ta mỗi một chúng sanh vốn dĩ không hề khác biệt với Phật, cho nên nói không hiếm lạ. Vấn đề chính là ở ngay chúng ta.

Tại sao không thể giống Phật Bồ Tát vĩnh viễn gìn giữ “giác mà không mê”, tại sao không thể gìn giữ chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm? Then chốt ở ngay chỗ này. Chúng ta muốn hỏi, rốt cuộc tại sao chúng ta không thể gìn giữ được? Nguyên nhân đại khái, chúng ta chỉ có thể nói nhưng không thể làm, cho nên không thể gìn giữ được. Phật Bồ Tát vì sao có thể gìn giữ được? Các Ngài nói làm tương ưng, các Ngài nói được làm được, làm rồi mới nói, cho nên các Ngài có thể gìn giữ. Hiện tại chúng ta muốn hỏi, đến lúc nào có thể đến được cảnh giới như vậy? Đây là rất nhiều người chân thật muốn ở ngay đời này thành tựu, một việc quan tâm nhất, bạn quả nhiên thật muốn ở ngay đời này thành tựu, không có cách nào khác y giáo phụng hành. Phật ở trên Kinh này dạy chúng ta làm như thế nào, chúng ta thật làm. Bạn xem thấy, vừa mở đầu là “hằng dĩ”. Bạn phải có hằng tâm, phải có quyết tâm, phải có nghị lực, vĩnh viễn như vậy mà làm, không phải làm một lần hai lần, mà toàn tâm toàn lực làm, không nên sợ chướng ngại, không nên sợ khó khăn, chắc chắn không có nghi hoặc, ta có bao nhiêu sức lực thì ta làm bấy nhiêu sức lực, dùng tài lực của chính chúng ta, dùng lao lực của chúng ta. Dùng tài lực gọi là ngoại tài bố thí, dùng thể lực của chúng ta là nội tài bố thí. Đạo tràng có rất nhiều đồng tu tự động đến nơi đây để làm công quả, đây là thuộc về nội tài bố thí. Then chốt ở “hằng dĩ”.

/ 374