/ 374
529

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 219

****************

Kinh văn: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo".

Đoạn nhỏ này, lần trước chúng ta đem "lục độ" giới thiệu qua rồi, hôm nay chúng ta phải nói rõ hai câu phía sau này: "Giáo hóa, an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo".

Chúng ta đọc hai câu Kinh văn này, đặc biệt là sinh hoạt ở trong xã hội hiện đại, cảm xúc của chúng ta đặc biệt nhiều, đích thực có thể thể hội được tính trọng yếu của giáo huấn Thế Tôn. Xã hội ngày nay có thể nói gia đình bị phá vỡ, phong tục xã hội lương thiện bại hoại, trong trường học xem thường đi giáo học luân lý đạo đức, tạo thành hỗn loạn bất an cho xã hội hiện đại, thiên tai nhân họa triền miên. Rất nhiều người nói với tôi, họ gần như phát hiện ra thế giới này chân thật sẽ sắp đến ngày hủy diệt. Loại lo lắng bất an này không phải không có nguyên nhân.

Thánh Hiền chúng ta trước giờ không mê tín, dạy bảo chúng ta phải dùng trí tuệ để quán sát, quán sát hiện tượng của vũ trụ. Trong hiện tượng, "hiện tượng" là một loại phản ứng của quả báo, "nhân hạnh" là nhân tâm, hành vi tạo tác của người đó mới là chánh nhân. Trên Kinh Đại thừa thường nói: "Y báo tùy theo chánh báo chuyển". Cho nên chúng ta tỉ mỉ quán sát y báo ("y báo" chính là hoàn cảnh đời sống của chúng ta), sau đó quay đầu lại, tỉ mỉ quán sát xã hội đại chúng, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của họ, họ đang nghĩ những gì? Họ nói những gì? Họ làm là những gì? Thế là kiết hung họa phước đại khái liền có thể có phán đoán tương đối chuẩn xác. Con người không phải Thánh Hiền, làm sao có thể không có lỗi lầm? Cho nên cổ Thánh tiên Hiền rất là xem trọng đối với giáo dục cho ngày sau, việc này cùng trong Phật pháp đã gọi là "duyên sanh", là cùng một đạo lý. Trong Chú sớ "Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật" của Đại Sư Thiện Đạo, Đại Sư Ngài nói rất hay: "Ở duyên ngộ không đồng mà thôi". Lời nói này nói được quá tốt. Do đó, người thông minh, người có trí tuệ, họ muốn cho con cái của chính mình, cho vãn bối học trò của chính mình sáng tạo ra duyên tốt nhất. Chúng ta mới xem thấy như thế nào là tâm yêu thương, như thế nào là từ bi chân thật, đó là phải cho người tuổi trẻ, cho đời sau cái duyên thù thắng nhất. Chỉ có duyên thù thắng, chúng ta mới có thể học được chánh pháp, chúng ta mới có thể học được chánh đạo, như vậy liền mang đến cho chúng ta đời sống an định hòa bình hạnh phúc mỹ mãn.

Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian này, chế tạo ra cho chúng ta thiện duyên học tập thù thắng không gì bằng. Xem thấy Thánh triết cổ xưa của chúng ta, những vị giáo chủ sáng giáo tôn giáo phương tây đều tạo ra duyên phận học tập tốt nhất cho thế gian. Loại ân đức này thực tế siêu vượt hơn cha mẹ. Cha mẹ yêu thương đối với chúng ta, chăm sóc đối với chúng ta là một đời. Những đại nhân Thánh thần này chăm sóc quan tâm đối với chúng ta là đời đời kiếp kiếp, là vĩnh hằng mà không gián đoạn. Chúng ta được lợi ích rất là thù thắng từ nơi "Kinh Vô Lượng Thọ". Giải quyết vấn đề xã hội hiện đại, đoạn Kinh văn này là khai thị tốt nhất, Phật Đà dạy chúng ta dùng Tứ Nhiếp Pháp, Lục Độ.

"Tứ Nhiếp" là tiếp xúc giữa người với người, người tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, người tiếp xúc với thiên địa quỷ thần, khi tiếp xúc, chúng ta làm thế nào kiến lập một quan hệ tốt đẹp? Đây là dùng "Tứ Nhiếp Pháp". Sau khi xây dựng quan hệ thì phải dùng "Lục Độ", dùng sáu cái điều này. Cho nên "hằng dĩ bố thí", "hằng" là vĩnh hằng không có gián đoạn, vĩnh viễn không có thay đổi. "Bố thí", ý nghĩa chính ngay chỗ này chính là "phục vụ", thông thường chúng ta nói, vì nhân dân phục vụ, ở trong Phật pháp phạm vi càng lớn, vì tất cả chúng sanh phục vụ, đây là "bố thí". Cho nên chúng ta xem thấy những danh từ này, xem thấy "bố thí" lấy tiền tài vật chất giúp đỡ người khác, đây chỉ là một loại phục vụ của chúng ta trong vô số hạng mục. Việc này phải nên biết. Chỉ cần xem thấy chúng sanh có khó khăn, cần phải giúp đỡ thì chúng ta phải lập tức đưa tay ra cứu giúp.

Trên dương đài lầu bốn Cư Sĩ Lâm kiến tạo Thiên Thủ Thiên Nhãn, Ngài là đại biểu cái ý nghĩa này. "Thiên Thủ Thiên Nhãn" trong bàn tay đó có một con mắt, đây là ý nghĩa biểu pháp, dạy bảo chúng ta khi xem thấy lập tức liền phải đưa tay ra, mắt thấy tay đến, không được chậm trễ đi giúp đỡ tất cả người cần giúp đỡ, không có do dự, không có hối hận, tận tâm tận lực giúp đỡ người khác. Có lẽ có đồng tu hỏi, vì sao chúng ta phải làm như vậy? Nhất là ở vào xã hội hiện đại, chúng ta có khó khăn, người khác đều không giúp ta, người khác có khó khăn, tại vì sao chúng ta phải giúp người khác? Người đọc sách Thánh Hiền, người đọc sách Phật thì họ tường tận, gặp được chúng sanh có khó khăn không thể đưa tay ra cứu giúp. Họ không hiểu những đạo lý này. Nếu như họ chân thật hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, họ tất nhiên giống như Phật Bồ Tát vậy, mắt thấy tay đến. Do họ không tường tận. Quay đầu nhìn lại chính chúng ta không phải là như vậy hay sao?

/ 374