456

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 207

****************

"Nhị lợi hành".

Tiểu khoa này "quỹ phạm cụ túc", Kinh văn chỉ có một câu.

Kinh văn: "Trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc".

Kinh văn tuy là chỉ có tám chữ, thế nhưng nội dung của tám chữ này rất là sâu rộng. Gần đây, sáng sớm mỗi ngày chúng ta đang học tập “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”. Hiện tại giảng đến dùng “Thập Thiện Nghiệp Đạo" trang nghiêm Bồ Tát Ba La Mật, trang nghiêm bốn vô lượng tâm của Trời Sắc Giới, hiện tại giảng đến là "trang nghiêm tứ nhiếp pháp". Đoạn này vẫn chưa giảng giảng xong, tiếp theo phía sau là trang nghiêm 37 phẩm trợ đạo, Chỉ Quán cho đến Phương Tiện. Do đây có thể biết, bốn chữ "trang nghiêm chúng hạnh" chỗ này chính là bao gồm toàn bộ “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”. Bốn chữ này nếu giảng tỉ mỉ thì chính là một bộ “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”. Có thể thấy được nội dung trong đây rất là phong phú.

"Chúng hạnh", "chúng" là nhiều, "hạnh" là hành vi đời sống của chúng ta, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, bao gồm công việc sinh hoạt thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật đều ở ngay trong đó, nên gọi là "chúng hạnh".

Ý nghĩa của hai chữ "trang nghiêm" này giải thích trong Phật Kinh gọi là "phước huệ nhị nghiêm". Chúng ta từ trong giải thích này có thể thể hội được, Phật Bồ Tát dạy bảo chúng ta trải qua đời sống phước huệ cứu cánh viên mãn, công tác phước huệ cao độ. Không luận ở một nơi nghề nghiệp nào, từ nơi công việc nào, đều tràn đầy trí tuệ phước đức cao độ, bao gồm đối nhân xử thế tiếp vật, không thứ nào là không biểu hiện phước đức trí tuệ cứu cánh viên mãn, đây gọi là "trang nghiêm". Phước của trang nghiêm, hiện tại chúng ta học “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” rồi, gần như hiểu được chút ý nghĩa, từng li từng tí dùng mười nghiệp thiện thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày, tất cả giờ, tất cả nơi, không thứ nào không tương ưng với mười thiện, đây là phước trang nghiêm. Thông đạt đạo lý của Phật, bạn chân thật chịu làm như vậy, đây là huệ. Phật nói cho chúng ta nghe rồi, chúng ta nghe rồi cũng có thể hiểu được đôi chút, mười nghiệp thiện đích thực là tốt, nhất là Phật dạy bảo chúng ta "ngày đêm thường niệm thiện pháp", cái thiện pháp này chính là “Thập Thiện Nghiệp Đạo".

"Trú dạ" là không gián đoạn. Không phải đem “Thập Thiện Nghiệp Đạo" treo ở ngoài miệng, mà ngày đêm khởi tâm động niệm đều tương ưng với thiện pháp, đây gọi là "thường niệm". Không khởi tâm động niệm thì thôi, vừa khởi tâm động niệm quyết định tương ưng với mười nghiệp thiện. "Tư duy thiện pháp" là chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, đối nhân tiếp vật, chúng ta làm thế nào giúp đỡ người khác đoạn ác tu thiện, đây là phải tư duy. "Quán sát thiện pháp" là ngay trong cuộc sống thường ngày chỉ thấy cái tốt của người khác, không thấy cái xấu của người. Đây là Bồ Tát hạnh, chúng ta phải học. Tại vì sao phải học? Đạo lý này rất đơn giản, thấy cái ác của người khác, ghi nhớ cái ác của người khác trong lòng thì cái "thiện" trong tâm của chúng ta liền bị phá hoại rồi, trong tâm của chúng ta xen tạp bất thiện. Không phải xen tạp bất thiện của chính mình, mà là bất thiện của người khác, bạn nói xem có oan uổng hay không? Đem cái bất thiện của người để vào trong tâm của chính mình, tâm của chính mình liền bất thiện rồi, cái thiện tâm thiện hạnh này liền bị phá hoại rồi. Cho nên, chúng ta phải nên ở ngay chỗ này sâu sắc mà thể hội. Tất cả thiện ác nhân quả hoàn toàn chính mình gánh lấy trách nhiệm, không liên quan với người khác. Lời nói của người khác bất thiện, hành vi bất thiện không liên quan gì với ta, tại vì sao chính mình nhất định phải kéo nó về phá hoại tâm thiện hạnh thiện của chính mình? Trách nhiệm phải chính mình gánh. Xem thấy ác hạnh của người khác, nhiều thứ bất thiện không đem nó để vào trong lòng. Trong Phật pháp thường nói "thấy như không thấy, nghe như không nghe", nhà Nho dạy người cũng là "thấy mà không thấy, nghe mà không nghe", quyết định không đem nó để vào trong tâm chính mình, không có bất cứ việc gì.

Phàm phu không hiểu được đạo lý này, không hiểu chân tướng sự thật, chính mình tâm hạnh bất thiện còn luôn oán trời trách người, dường như đều là người khác hại. Cách nghĩ này là sai. Người khác không thể hại bạn. Nếu người khác hại bạn, Phật Bồ Tát liền có thể cứu bạn. Người khác không thể hại được bạn, Phật Bồ Tát cũng cứu không được bạn, chính là cái đạo lý này. Phật Bồ Tát có thể giúp đỡ một người hay không? Không thể giúp. Nếu Phật Bồ Tát chân thật có thể giúp người, thì định luật nhân quả liền bị đẩy lùi. Phật Bồ Tát không làm được, cho nên nói Phật Bồ Tát không cứu được bạn, tất cả người này cũng không hại được bạn. Ai hại bạn? Chính mình hại chính mình. Ai cứu bạn? Chính mình cứu chính mình. Đây là lời chân thật, đây là chân lý, là chân tướng sự thật của sự thật. Phật có thể giúp đỡ chúng ta bằng cách dạy bảo chúng ta, đem đạo lý của vũ trụ nhân sanh nói rõ ràng, chân tướng sự thật nói rõ ràng. Chúng ta giác ngộ rồi, thay đổi tự làm mới, như vậy thì được cứu. Cho nên bạn chính mình tu hành, bạn xem tự ngộ, chính mình giác ngộ rồi, tự tu tự chứng. Phật không độ chúng sanh, là bạn chính mình giác ngộ, chính mình tu hành, chính mình chứng đắc.