/ 374
657

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 206

Thiên nhân thông minh và căn tánh lợi hơn so với chúng ta. Chúng ta xem thấy trên Kinh, Thế Tôn thường hay ở thiên cung tiếp nhận những thiên vương này lễ thỉnh giảng Kinh nói pháp. Phật thường hay khuyên bảo họ là "đại hỉ đại xả tế hàm thức". Phước báo của thiên nhân lớn, vì họ tu nhân lớn. Tôi nói, họ tu nhân lớn hơn so với ta. Chúng ta xem họ tu hành, chân thật gọi là tu nhân lớn, “đại hỉ đại xả".

Hơn hai mươi năm trở lại đây, mỗi niệm tôi nghĩ đến giúp đỡ người già. Theo xu thế của xã hội hiện tại, chân thật tu hành là nhất định phải sau khi thoái hưu. Vì sao vậy? Vạn duyên buông xả, tâm của bạn định. Khi còn trẻ, bạn có công việc, lo lắng của bạn rất nhiều, suy nghĩ của bạn rất phức tạp, nên bất lợi cho việc tu hành. Tu hành nhất định phải sau khi thoái hưu, vì con cái của bạn đã trưởng thành, nam cưới nữ gả, sự nghiệp cũng đều có người kế thừa, thảy đều buông xả, lúc này bạn phải chăm chỉ nỗ lực.

Tôi ở Hoa Kỳ, xem thấy khu nhà dưỡng lão của Hoa Kỳ, tôi rất là thích. Tôi cũng xem thấy thôn nghỉ hưu của Úc châu, cho nên tôi liền nghĩ đến thôn Di Đà này. Các vị phải nên biết, tôi chỉ là nghĩ tưởng mà thôi, tôi không thể nào đi làm. Tôi cả đời vẫn là đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, cả đời giảng Kinh hoằng pháp dạy học, những việc khác một mực không nghe, không hỏi. Nếu hỏi đến việc khác thì công tác hoằng pháp dạy học của tôi nhất định liền bị chướng ngại. Nếu như thế gian này người hoằng pháp dạy học nhiều thì tôi sẽ đi làm thôn Di Đà. Vì sao vậy? Có người làm. Hiện tại hoằng pháp không có người làm. Tôi không làm, vì tìm không được người. Đây là bức bách, không còn cách nào, đành phải đi con đường này. Làm thôn Di Đà là hộ pháp làm. Tôi thường hay nói, công đức của hộ pháp siêu vượt hoằng pháp. Tôi nói thì chưa chắc mọi người tin tưởng. Sau này tôi xem thấy trong “Kinh Niết Bàn”, quả nhiên Phật có cách nói này. Tôi không nói sai. Khi tôi nói lời này, tôi vẫn chưa xem "Kinh Niết Bàn". Sau khi xem trên "Kinh Niết Bàn", Phật cũng có cách nói này. Tôi không có nói sai. Hộ pháp công đức vượt quá hoằng pháp. Nếu không có người hộ pháp thì Phật pháp không thể thường trụ ở thế gian. Phật pháp có thể trụ ở thế gian thì nhất định phải có hộ pháp. Hoằng - hộ là một thể, quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

Nhất là vào Thời kỳ Mạt Pháp, "tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng". Đây là Thế Tôn trên Hội Lăng Nghiêm nói. Bạn muốn hoằng dương chánh pháp thật không dễ dàng, đố kỵ chướng ngại quá nhiều quá nhiều. Ở trên tinh thần bạn có nhiều đả kích, bạn làm thế nào gánh vác? Còn có người ác ý phá hoại, bạn làm thế nào để chống đỡ? Không có hộ pháp thì làm sao có thể thành công? Cho nên, tôi thường hay làm thí dụ, giống như lập trường học, người hộ pháp là đổng sự của trường, trường học là do họ thành lập, nhân viên hoằng pháp là giáo viên trong trường học đó, giáo viên là do họ mời đến. Nếu giáo dục này làm được thành công thì công lao là của đổng sự trưởng và đổng sự, không phải của giáo viên; quốc gia khen tặng, phát tặng bằng khen cho họ, không phát cho giáo viên.

Chúng ta xuất gia giảng Kinh nói pháp là làm giáo viên, không phải làm đổng sự trưởng. Ở nơi đây, cư sĩ Lý Mộc Nguyên ông là đổng sự trưởng, ông ấy là hộ pháp. Chúng ta là do ông ấy mời đến dạy học, đến để lên lớp. Cho nên, sự giáo dục này được thành công, có thể làm cho mọi người đạt được công đức lợi ích thù thắng là do cư sĩ Lý Mộc Nguyên giáo hóa. Chúng ta nhất định phải hiểu được, quyết định không thể nói, đây là Pháp sư Tịnh Không ở nơi đó dạy bảo. Không phải! Là do cư sĩ Lý Mộc Nguyên dạy. Lời của tôi nói với các vị là lời thật, không phải là tôi khiêm tốn, mà đây là đạo lý, luôn phải tường tận. Nếu không có ông ấy trụ trì đạo tràng này, họ sẽ không mời chúng ta đến chỗ này, chúng ta làm sao có thể đến nơi đây để hoằng pháp? Làm sao có thể đến nơi đây để dạy học?

Lớp "Bồi Dưỡng Nhân Tài Hoằng Pháp" là tôi trong lúc giảng Kinh đột nhiên nghĩ đến. Tôi chỉ biết nói. Ông nghe rồi ông liền thật làm, ông liền thật thành lập một lớp bồi dưỡng. Vậy thì tốt rồi. Tôi liền bị ông ấy buộc chặt, đành phải ở nơi đây thời gian dài để giúp đỡ ông ấy. Đây gọi là tùy duyên, không phải phan duyên. Nếu như chúng ta chính mình ra bên ngoài lo lắng trù bị để làm lớp bồi dưỡng này, đó chính là chúng ta phan duyên. Phan duyên thì rất khổ cực, tùy duyên thì rất tự tại. Chúng ta nói qua thôn Di Đà, ông ấy thật đi làm thôn Di Đà, làm được rất khổ cực, ba lần cơ hội rồi chúng ta đều chưa thể đạt được. Sau cùng là một biện pháp bất đắc dĩ. Các vị xem thấy, lầu một có khoảng đất trống, trước đây là chỗ chất mì, hiện tại dọn đi rồi, chuẩn bị xây ở nơi đó. Tôi nghe nói, phải xây lầu bảy tầng hoặc tám tầng, trên giảng đường này của chúng ta lại xây lên thêm hai tầng nữa. Dự tính của ông, tương lai có thể ở bốn năm trăm người. Đất ở Singapore không dễ tìm được, tìm một năm rồi, khắp nơi đi tìm, sau cùng thương lượng không thành công, rất không dễ gì tìm được đất trống. Đây là biện pháp bất đắc dĩ, đem Cư Sĩ Lâm xây cao lên, phát triển hướng lên không trung. Ngày 26 khai công, cũng đã sắp tới. Hôm nay là ngày 21 rồi, năm ngày nữa thì khai công rồi. Cho nên, tôi hôm nay khi vừa bước vào, hy vọng mọi người đều có thể cẩn thận hơn một chút, bởi vì bên dưới đó là kho chứa gạo và mì, còn có rau cải, nhất định phải cách ly nó ra, bởi vì sau khi khai công, bụi nhất định là khó tránh, phải phòng tránh bụi bặm, vì là thức ăn nên phải đặc biệt chú ý đến. Ngày 26 là khai công. Tương lai xây đến từng thứ năm, giảng đường này của chúng ta sẽ bị chút ảnh hưởng. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên cũng đã nghĩ đến, tương lai xây đến từng thứ năm thì chúng ta sẽ dời xuống lầu bốn để giảng Kinh, niệm Phật thì dời xuống đại điện bên đó để niệm, đến khi họ xây đến lầu bảy thì chúng ta sẽ quay trở lại đây giảng Kinh. Đây là một biện pháp tạm thời.

/ 374