/ 374
780

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 205

Trực Tâm Kính Sự”.

Kinh văn: “Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng, vô hữu hư ngụy, siểm khúc chi tâm”.

Kinh văn tuy là chỉ có ba câu, nhưng ba câu này là trung tâm của cả thảy tu học Phật pháp. Thế Tôn ở trong “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật” vì chúng ta nói nền tảng tu học, ba đời chư Phật cùng đồng nền tảng “Tịnh Nghiệp Tam Phước”. Câu thứ nhất chính là nói: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Phật pháp bắt đầu từ ngay chỗ này, sau cùng viên mãn cũng là một câu này. Phải làm thế nào từ bắt đầu đạt đến viên mãn? Việc này chính là ngày nay trong đây đã nói ba câu này, triệt thỉ triệt chung chúng ta nhất định phải tuân thủ.

Câu thứ nhất: “Cung kính Tam Bảo”.

Tam Bảo là lão sư của chúng ta. Nếu như không thể cung kính Tam Bảo, thì hiếu thân và tôn sư cũng sẽ không có. Cho nên, người xưa trắc nghiệm người đến tham học, xem qua người này có thể có thành tựu hay không, người ngày trước nói là “người này có phải là pháp khí hay không”, dùng lời hiện đại để nói, họ có đầy đủ điều kiện để học Phật hay không. Nếu như đầy đủ điều kiện để học Phật, con người này gọi là “pháp khí”, họ ở ngay trong một đời này có thể thành tựu. Nếu như không đầy đủ điều kiện này thì họ không thể nào có thành tựu.

Tam Bảo là Phật-Pháp-Tỳ Kheo Tăng. Không luận là tại gia hay xuất gia, học Phật trước tiên phải bắt đầu từ cung kính Tam Bảo. Thế nhưng hiện tại có rất nhiều người đưa ra nghi vấn, có rất nhiều Tỳ Kheo Tăng - Ni không đúng pháp, chúng ta vẫn phải cung kính đối với họ sao? Không những không có tâm cung kính, mà tâm khinh mạn hủy báng, thậm chí hủy nhục thảy đều có ra. Đây là sự thật phổ biến trong xã hội chúng ta ngày nay. Không hề sai! Người xuất gia làm không đúng pháp, đó là việc của họ, không liên quan với ta. Nếu ta muốn thành Phật thì ta nhất định phải cung kính. Họ là người ác, họ ngày ngày làm việc xấu, ngày ngày phá giới, ngày ngày phạm qui, ta vẫn phải cung kính đối với họ hay sao? Không hề sai! Ta vẫn là cung kính đối với họ. Cách nói này của tôi, người hiểu được không nhiều, mọi người nghe rồi đều cảm thấy mù tịt. Tại vì sao phải cung kính? Họ có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chúng ta nhìn ở trên Phật tánh mà cung kính họ. Hành vi tạo tác của họ là nhân quả báo ứng, đó là sự việc của họ, không liên quan với ta. Cho nên, Bồ Tát Phổ Hiền mười đại nguyện vương, điều thứ nhất là “lễ kính chư Phật”, tuyệt nhiên không có nói Tỳ Kheo - Tỳ Kheo Ni phá giới có thể không cần cung kính, không hề có cách nói này. Nếu đã không có nói thì phải lễ kính bình đẳng. Vì sao vậy? Lễ kính là tánh đức của chính mình, nó không phải khác. Chúng ta tu hành là tu cái gì? Đem phiền não tập khí của chính mình tu hết (tu là cải chính); đem tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn của chính mình (đây đều không phải là thứ tốt) tu sửa lại.

Tánh đức vốn đủ trong tự tánh của chúng ta chính là lễ kính. Cho nên, chúng ta học lễ kính không phải học gì khác, là hồi phục tánh đức của chính mình. Sự việc này rất quan trọng, quyết không thể bởi vì nghịch cảnh ác duyên bên ngoài, chúng ta liền tùy theo nó xoay chuyển, đem tánh đức của chính mình vĩnh viễn bị chôn mất đi. Vậy thì đáng tiếc, đây là ngu si! Huống hồ nếu bạn chân thật y theo phương pháp này mà tu hành, cái tốt và lợi ích mà bạn đạt được là quá nhiều. Đây là mọi người đều có thể rõ ràng quán sát ra được. “Kính người thì người kính lại”, bạn tôn kính người khác thì người khác nhất định tôn kính bạn, bạn xem thường người khác thì người ta làm sao không xem thường bạn? Chính là đạo lý đơn giản như vậy. “Ái nhân giả, nhân hằng ái chi. Trợ nhân giả, nhân hằng trợ chi”. Bạn trồng cái nhân như thế nào thì liền có hồi báo như thế đó. Đây là chân lý, là định luật, vĩnh viễn sẽ không thay đổi. Phật Bồ Tát cũng không thể nào thay đổi định luật này.

Phật dạy bảo chúng ta là chí thiện. Phật đối với tất cả chúng sanh chính là lễ kính. Không chỉ là dạy chúng ta cung kính Tam Bảo, mà chư Phật Như Lai các Ngài dẫn đầu làm. Cho nên nhà Phật thường nói, ngay trong mắt của Phật xem thấy tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai. Lời nói này là thật, không giả chút nào. Trên Phật Kinh thường nói ba đời Phật, có Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai. Những vị nào là Phật vị lai? Tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai. Cách nói này thực tế mà nói là Phật phương tiện nói, chúng ta nghe rồi có thể tiếp nhận. Nếu như Phật chân thật nói, chúng ta nghe rồi sẽ không hiểu. Phật ở “Kinh Hoa Nghiêm”, “Kinh Viên Giác” nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”. Lời nói này chúng ta rất khó hiểu.

/ 374