/ 374
672

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 184

Kinh văn:    

"Như Phật Kim sắc thân,

Diệu tướng tất viên mãn".

Chúng ta muốn hỏi, vì sao phải vãng sanh Thế giới Cực Lạc? "Vãng sanh", nếu dùng lời hiện tại của chúng ta mà nói là di dân. Vì sao chúng ta phải di dân đến Thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật? Hai câu Kinh văn trên chính là đáp án. Sau khi đi đến nơi đó rồi, chúng ta có được "như Phật Kim sắc thân", "diệu tướng tất viên mãn".

Tất cả chúng ta đều mong cầu chính mình có thể có một thân thể khỏe mạnh, tướng mạo tốt đẹp đoan trang. Có thể cầu được hay không? Nhà Phật nói: "Phật Thị môn trung, hữu cầu tắc ứng", khẳng định là cầu được, bạn cần phải như lý như pháp thì bạn liền có thể cầu được. A Di Đà Phật cung cấp cho chúng ta một hoàn cảnh sống tu học vô cùng tốt đẹp. Điều này rất khó được. Chúng ta tu học, hoàn cảnh ảnh hưởng đối với chúng ta rất lớn. Cho nên vào thời xưa, những tổ sư đại đức, không luận là tông phái nào, họ chọn lấy hoàn cảnh sinh hoạt, hoàn cảnh học tập đều là ở núi cao sông lớn, nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, ở nơi đó xây dựng đạo tràng.

Vì sao phải chọn lựa như vậy? Hoàn cảnh có quan hệ đối với tu dưỡng thân tâm chúng ta. Thế nhưng hiện đại do bởi giao thông phát triển, thông tin nhanh chóng, rất nhiều đạo tràng nổi tiếng của Trung Quốc cũng đều bị ô nhiễm. Ô nhiễm nghiêm trọng nhất là gì? Truyền hình. Ngày ngày xem truyền hình thì có thể được sao? Trên núi cao cũng lắp truyền hình, hoàn cảnh thanh tịnh như vậy bị ô nhiễm rồi, có đáng tiếc không? Truyền hình vô tuyến phát sóng là ô nhiễm, internet quốc tế hiện tại là ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Thật đáng sợ! Chúng ta phải chọn lấy một đạo tràng tránh những ô nhiễm này. Chân thật có một hoàn cảnh tu học thanh tịnh, ta cũng rất lưu ý. Nhiều năm đến nay, mỗi lần đến một nơi, tôi đều đi tham quan, tỉ mỉ quán sát xem có thể tìm được một nơi tốt hay không. Tôi phát hiện Úc châu là một nơi tốt, còn tốt hơn cả Hoa Kỳ và Canada.

Tuần trước, chúng tôi đến Cổ Tấn tham gia một pháp hội. Tôi ở biên giới của Cổ Tấn, sơn trang của Đan Tư Lý, Lý Kim Hữu hết sáu ngày. Hoàn cảnh ở nơi đó thanh tịnh, là một nơi chốn đạo tràng tu học, học tập, sinh hoạt rất tốt. Sau khi pháp hội kết thúc, ông đặc biệt mời tôi lưu lại hai ngày. Tỉ mỉ xem qua hoàn cảnh nơi đó, tôi sâu sắc hy vọng tương lai ở trên núi ông ấy xây dựng một Thôn Di Đà, chúng ta sẽ đến bên đó niệm Phật. Ngọn núi này của ông có diện tích rất lớn, năm ngàn mẫu Anh (năm ngàn héc-ta), non xanh nước biếc, độ cao một ngàn mét so với nước biển, bốn mùa trường xuân. Đường lộ trong khu vực đó có đến mười sáu dặm dài. Cho nên, ông ấy nói ông ấy cung cấp ba cái đệ nhất thế giới. Thứ nhất là không khí đệ nhất thế giới, nơi đó xem thấy trời xanh mây trắng, màu trời xanh biếc, thấy thật thoải mái. Khu rừng nguyên sinh cung cấp cái thứ hai là nước trong xanh đệ nhất. Nước từ trong khe suối chảy ra, nước trong hồ đều có thể múc để uống, không có ô nhiễm. Cái thứ ba là cung cấp ăn uống tinh khiết nhất. Người ở trên núi, hiện tại ông có hơn 300 người công nhân thảy đều là ăn trường chay. Công nhân từ đâu mà có vậy? Đều là từ mười mấy thôn trang lân cận. Bởi vì những người này ở trên núi đều là đi săn, dựa vào đi săn để kiếm sống, nên ông triệu tập họ vào trong sơn trang, cho họ việc làm, đãi ngộ tốt với họ, khuyên họ không nên đi săn. Họ thảy đều ăn chay. Ban đầu ăn không quen, ăn được nửa năm sau mọi người đều hoan hỉ. Vì sao vậy? Màu da rất tốt, nếp nhăn trên mặt không còn, cho nên mỗi mỗi đều bằng lòng ăn chay. Ba cái đệ nhất. Tôi đến ở vài ngày, tôi nói: “Anh hãy thêm một cái đệ nhất nữa”. Ông hỏi: "Cái gì ạ? ". Tôi nói: “Tâm rất thanh tịnh”. Ở trên đó phải giảng Kinh, ở trên đó phải truyền đạo. Chúng ta không có lòng tư riêng, quyết không thể nói chúng ta chỉ nói Phật pháp, không truyền các tôn giáo khác. Chúng ta ở nơi đó xây một trung tâm đa nguyên văn hóa, xây một trung tâm hoạt động lớn, làm giống như một giảng đường vậy, trong đó có phòng điện ảnh mô hình nhỏ. Một phòng điện ảnh đủ hay không? Chí ít phải có ba đến bốn cái phòng điện ảnh mô hình nhỏ này. Phát chiếu gì vậy? Giáo nghĩa của mỗi tôn giáo. Những giáo nghĩa này từ đâu mà có? Tôi nói: “Không cần lo! Chủ nhật mỗi tuần mỗi tôn giáo đều đến đây giảng Kinh, chúng ta đem băng ghi hình ở đây cung cấp cho họ. Tương lai ở trên núi này của anh, họ tin theo tôn giáo nào thì chúng ta đem băng ghi hình của tôn giáo đó tặng cho họ, để cho họ nghe, để cho họ xem”. Phải có một cái tâm rất thanh tịnh. Tôi nói: “Đạo tràng này của anh tương lai liền biến thành đạo tràng Tịnh Độ đệ nhất thế giới”. Trên núi có rất nhiều đường đi, mở đường đi đến 16 cây số, rất nhiều cầu đều chưa đặt tên, ông muốn tôi đặt tên. Tôi nghĩ, năm rồi chúng ta kỳ nguyện năm thiên hỷ, khi kỳ nguyện hòa bình, chúng ta hội tập 26 loại chữ "hòa bình" với ngôn ngữ khác nhau, thảy đều đưa cho ông ấy. Tôi nói: “Anh đem 26 chữ này đặt cho tên cầu và tên đường, thảy đều là "Hòa Bình". Trên núi này của anh là hòa bình, sẽ không có đấu tranh”. Núi đại khái còn có cái tên, tôi cũng tặng một cái tên cho nó là "Thanh Lương Sơn". Núi Thanh Lương, lộ Hòa Bình, cầu Hòa Bình, rất có ý nghĩa. Cho nên tôi nghĩ, ngày mai tôi sẽ nói với hội trưởng Lý là chúng ta ở nơi đây không cần xây thôn Di Đà, mà thôn Di Đà dọn qua bên đó. Từ chỗ này máy bay bay một giờ là qua đến bên đó rồi. Chúng ta ở nơi đây chuyên môn dạy học, bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, còn thôn Di Đà sẽ dọn qua bên đó. Nếu mọi người tán thành, đại khái sẽ không có vấn đề rồi.

/ 374