/ 374
702

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 178

Hiện tại vấn đề đã xảy ra rồi. Chư Phật Như Lai có năng lực phổ tế các cùng khổ, còn chúng ta có năng lực gì? Không sai, chúng ta đích thực không có năng lực, thế nhưng quy y A Di Đà Phật, đi theo A Di Đà Phật, nhờ vào hào quang của A Di Đà Phật, chúng ta liền có năng lực. Chúng ta có năng lực gì vậy? Khuyên người niệm Phật, gặp được Bồ Tát Đẳng Giác, chúng ta đều khuyên họ niệm A Di Đà Phật. Chỉ cần niệm A Di Đà Phật, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì cùng khổ của họ liền được giải quyết rồi, không còn nữa. Ngày nay chúng ta không có bản lĩnh, học được cái bản lĩnh này thì đủ dùng rồi; trên có thể độ Bồ Tát Đẳng Giác, dưới có thể độ chúng sanh địa ngục. Tất cả bình đẳng được độ, đây là trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không có. Chúng ta phải nên biết nắm lấy một nguyên lý, nguyên tắc lớn này. Đây là tiền đề lớn.

Phương diện tế hạnh là phải thật có tâm giúp người, mỗi giờ mỗi phút, mỗi chỗ mỗi nơi, dùng phương tiện khéo léo của chúng ta giúp người giải quyết khó khăn. Hôm nay họ không có quần áo mặc, không có cơm ăn, chúng ta chính mình phải tiết kiệm một chút để giúp người. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời một ngày ăn một bữa. Vì sao Ngài không ăn ba bữa? Hai bữa kia bớt lại để cứu tế người có đời sống cùng khổ. Đây là thật, không phải là giả. Chúng ta có thể thể hội được hay không? Cho nên, ở ngay trong cuộc sống thường ngày, phải biết được tích phước, hiểu được tiết kiệm, chúng ta có thể bớt thêm một đồng. Ở nơi rất cùng khổ thì một đồng rất hữu dùng đối với họ.

Các vị vừa từ Nepan trở lại. Buổi tối hôm qua, tôi nghe hội trưởng Lý nói với tôi, một đồng của Singapore ở Nepan có thể ăn một bữa cơm no. Chúng ta ở nơi đây có thể tiết kiệm một đồng, liền có thể giúp người khác ăn một bữa cơm. Chúng ta có ý niệm này hay không? Có hành động này hay không? Mỗi ngày đem tiền muốn dùng tiết kiệm lại, mỗi năm phân làm mấy phần gởi đến tặng cho những nơi đó. Họ vô cùng cần đến. Ngoài việc giúp họ ăn mặc đi đứng ra, càng quan trọng hơn là phải giúp họ giải quyết cùng khổ dài lâu. Đó là gì vậy? Đem pháp môn Tịnh Độ truyền trao cho họ.

Hiện tại, bên Trung Quốc đang xây dựng đạo tràng “Trung Hoa Tự”. Sau khi Hội trưởng Lý thấy rồi, xem thấy người ở bên đó, còn xem thấy hậu duệ đời sau của Thích Ca Mâu Ni Phật, đời sống của họ tương đối khốn khó. Chúng ta phải biết báo Phật ân, phải nên chăm sóc đối với đời sau của Phật, cho nên ông phát tâm muốn xây dựng một trường tiểu học ở nơi đó. Ông trở về nói với tôi. Tôi khuyên ông nên xây một trường trung học tiểu học (trung học có phụ tiểu), xây một trường học hoàn bị. Hơn nữa, tôi còn đề nghị, tất cả học trò đều được miễn phí, ăn mặc đi đứng đều được trường học chăm sóc. Chúng ta giúp đỡ khu vực này thì tốn phí không nhiều. Tôi nghe nói, phí dụng đời sống thông thường ở bên đó của mỗi một người là 20 đồng Mỹ kim một tháng, tức là 30 đồng Singapore. Ba mươi đồng ở bên đó họ có thể sống một tháng, 300 trăm đồng thì có thể sống một năm. Việc này chúng ta có đủ năng lực gánh vác. Hy vọng ngôi trường này sớm một ngày xây xong. Trong trường học, ngoài dạy giáo trình thông thường ra, chúng ta phải giảng Kinh điển của Tịnh Độ, phải khuyên bảo thầy giáo và học trò cùng niệm “A Di Đà Phật”. Việc này không chỉ giải quyết được cùng khổ trước mắt, mà tương lai họ nhận qua giáo dục, có năng lực, có trí tuệ, ở trong xã hội họ có năng lực kiếm sống. Đây là giải quyết cùng khổ của một đời. Có thể biết được Phật pháp, chịu niệm Phật cầu vãng sanh thì sẽ giải quyết được thống khổ vĩnh cửu. Chúng ta phải thật có tâm đi làm, toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ. Cho nên, hai câu này là Pháp Tạng Tỳ Kheo khải thị cho chúng ta, chúng ta phải noi theo, phải đi theo Ngài. Ngài phát tâm làm đại thí chủ, chúng ta cũng theo Ngài phát tâm làm đại thí chủ, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Tâm nguyện của chúng ta cùng tâm nguyện của Phật hoàn toàn giống nhau.

Trong phẩm thứ tám “Tích Công Lũy Đức”, Phật nói: “Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo”. Nói được rõ ràng như vậy, tường tận như vậy. Trong “Kinh Hoa Nghiêm”, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm nói về “Quảng Tu Cúng Dường”, trong Kinh văn nói với chúng ta là đại thiên thế giới cúng dường bảy báu đều không bằng pháp cúng dường, “pháp cúng dường là tối thắng”. “Bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy”, ba loại bố thí cúng dường này như đỉnh ba chân, khuyết một đều không được. Thế nhưng trong ba loại bố thí, chúng ta rất rõ ràng, bố thí pháp là đệ nhất. Bố thí tài, bố thí vô úy đều bổ trợ cho bố thí pháp, công đức này mới có thể làm được viên mãn.

/ 374