/ 374
782

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 172

Chính là bởi vì chúng ta không nhận thức công đức bất khả tư nghì của danh hiệu, cho nên mới lơ là, không chịu cần mẫn nỗ lực tu tập, tuy niệm câu danh hiệu này nhưng mà không thể đạt được hiệu quả. Hiệu quả của nó chính là chỗ này gọi là “thanh tịnh, giải thoát, phổ đẳng tam muội”. Đây mới nói có một nửa, đây là nói Niệm Phật Tam Muội.

Câu Kinh văn phía dưới nói: “Chư thâm tổng trì”, đây là nói trí tuệ đã khai rồi.

Câu phía trước chúng ta chưa đạt được. Phổ đẳng tam muội là ba giai đoạn; trước tiên được thanh tịnh, tiếp theo sẽ được giải thoát, cuối cùng sẽ được phổ đẳng. Đây là nói công phu niệm Phật của chúng ta. Chúng ta được tâm thanh tịnh, tức là giai đoạn thứ nhất có rồi, lại có thể được giải thoát. Giải thoát là gì? Tự tại. Nói giải thoát thì mọi người không hiểu, nói tự tại là bạn hiểu ngay. Thân tâm tự tại, đời sống tự tại, làm việc tự tại, đối nhân xử thế tiếp vật tự tại. Muốn được đại tự tại, trước tiên phải được tâm thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, bạn làm sao được tự tại? Cho nên chúng ta ngày nay niệm Phật mỗi ngày, niệm Phật đường hai mươi bốn giờ niệm Phật, hiệu quả của chúng ta ở chỗ nào?

Gần đây, chúng tôi có mời Pháp sư Thường Tuệ của chùa Bách Quốc Hưng Long Trường Xuân, tôi hy vọng bà có thể đến niệm Phật đường nơi đây để niệm Phật ba tháng. Các bạn xem, bà đã đạt được thanh tịnh, giải thoát, phổ đẳng tam muội rồi, bà được đại tự tại, tâm địa bà thanh tịnh. Chúng tôi mời bà đến đây niệm Phật ba tháng để làm mẫu cho chúng ta thấy, mọi người cùng cố gắng học tập. Gần đây tôi nghe nói, bà đã hơn 400 ngày không hề ngủ, mỗi ngày 24 giờ niệm Phật, thân thể tự tại vui vẻ. Bà năm nay 65 tuổi. Tôi với bà chưa từng gặp mặt nhau, chỉ nghe giọng nói của bà qua điện thoại, giọng nói của bà giống như nữ sinh vài ba chục tuổi vậy. Bà là tỳ kheo ni, bà chưa từng đi học, ở Trung Quốc nói bà không có văn hóa, chỉ là thật thà niệm Phật. Có thể thấy thật sự có người làm được, làm ra cho chúng ta thấy. Không phải chúng ta chỉ nói những lý luận này ở trên Kinh điển, thật sự có người dựa vào đạo lý phương pháp này để làm, bà thật sự đạt được rồi.

Chướng ngại lớn đầu tiên ở trong đây chính là tự tư tự lợi mà tôi thường nói, chúng ta phải đem nó trừ bỏ. Vấn đề này nếu như không thể trừ bỏ sạch đi thì tâm thanh tịnh của bạn chắc chắn không thể đạt được. Phát tâm Bồ Đề, niệm niệm vì tất cả chúng sanh, phải biết tùy duyên, không phan duyên. Nếu như phan duyên thì tâm bạn không thanh tịnh, nôn nóng muốn làm cái việc tốt này, làm cái việc tốt kia, vậy thì không được, tuyệt đối không được phép. Tất cả do duyên phận, gặp được rồi chúng ta phải làm trọn vẹn, không gặp được thì thôi. Không gặp được thì không nên đi tìm, khi đi tìm thì bạn vẫn là ham muốn công đức, bạn vẫn còn tâm tham trong đó, bạn vẫn chưa có buông xả. Tất cả phải học điều mà Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta: “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Tùy thuận, tùy duyên thì tốt, không hề có mảy may miễn cưỡng, cách làm này thì tâm thanh tịnh vĩnh viễn không mất đi, tự tại bạn đã đạt được rồi. Từ đó cho thấy, văn tuệ của Bồ Tát là cần phải đầy đủ tam học giới định tuệ.

Chúng ta dùng phương pháp gì để tu giới định tuệ vậy? Dùng phương pháp trì danh niệm Phật để tu giới định tuệ. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất của chúng ta là tập khí phiền não đã tạo thành nghiệp chướng to lớn. Việc này nhất định chúng ta phải dùng ngũ giới thập thiện để tiêu trừ nó. Hạ quyết tâm kiên định học tập thập thiện nghiệp đạo, quyết định đem thập ác nghiệp xả bỏ sạch thì chướng ngại trên đường Bồ Đề của chúng ta liền giảm ngay. Đây là chướng ngại lớn, nghiêm trọng nhất. Chướng ngại này nếu không trừ bỏ thì chúng ta một bước cũng không cách gì tiến triển được. Cho nên, lần này chúng ta lợi dụng thời gian nửa giờ vào buổi sáng để cùng với các bạn học tập thật kỹ “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Chúng tôi đã giảng qua bốn lần, nhưng vẫn chưa có giảng đến Kinh văn, mới nói đến một thiên “Thượng Dụ” của Hoàng đế Ung Chánh. Chúng tôi dùng thiên này thay cho lời mở đầu. Trong “Thượng Dụ” nói với chúng ta về tầm quan trọng của việc học bộ Kinh điển này.

Người mà đầy đủ “giới định tuệ” chính là Bồ Tát.

Văn tuệ nghĩa là gì vậy? Văn là tiếp xúc, không nhất định là tai nghe, mà mắt thấy cũng gọi là văn. Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài, dùng chữ “văn” này làm đại biểu. Văn là tiếp xúc, gọi là văn tuệ.

/ 374