PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 158
“Vô ngại biện tài” cũng phải lượt nói qua, đây là nói ở trên Như Lai quả địa. Biện tài là một loại kỹ xảo diễn thuyết, cũng là một loại tài năng, diễn thuyết tài hoa, cho nên gọi là biện tài. Trên Kinh Phật nói có bốn loại, gọi là “Tứ vô ngại biện”, cũng gọi là “Tứ vô ngại giải”.
TỨ VÔ NGẠI BIỆN TÀI
● Loại biện tài thứ nhất là “Pháp vô ngại”.
“Pháp” là nói pháp tướng, cũng chính là nói danh từ thuật ngữ phải thông đạt vô ngại. Sự việc này đến nơi đâu để học vậy? Phải học rộng nghe nhiều thì mới được. Pháp là vạn pháp, thế xuất thế gian pháp đều bao gồm ở trong đó, cái gọi là “đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”. Vậy thì ngày nay chúng ta phải một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, với phương pháp này có cản trở hay không? Chúng ta phải nên làm thế nào để tu học, nếu như có thể hai bên đều quan tâm đến? Việc này rất quan trọng. Thực tế, nói đến phương pháp thì có, người xưa đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo. Tư liệu tham khảo là gì? Chú sớ. Tịnh Tông chúng ta có năm Kinh một luận, mỗi bộ Kinh luận đều có rất nhiều chú sớ. Chúng ta đọc những chú sớ này, trong chú sớ gần như đem những danh từ thuật ngữ trong Phật pháp và thế pháp đều dùng đến, tuyệt đại đa số đều dùng đến. Thứ hai, chúng ta nghiên giáo chắc chắn không thể rời khỏi công cụ sách (công cụ sách là từ điển). Đại Từ Điển trong thế pháp hiện tại các vị xem thấy là “Trung Văn Đại Từ Điển”, đây cũng là cận đại biện, nội dung rất phong phú, nó có mười quyển lớn. Trong Phật giáo có “Phật Giáo Đại Từ Điển”, chúng ta cũng có rất nhiều loại. Những thứ này giúp chúng ta hấp thu thường thức của thế xuất thế gian pháp, rộng hiểu danh tướng, thế là khi bạn diễn giảng thì bạn không có chướng ngại. Nếu như chúng ta lại đọc qua rất nhiều sách, thực tế mà nói, thời gian và tinh lực của chúng ta đều không đủ dùng. Chỉ có lấy chuyên hoằng, chúng ta chọn lấy tinh hoa, lại không trái với “một môn thâm nhập” của chúng ta hiện tại.
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải quyển Kinh này đã vận dụng hơn 100 loại tư liệu tham khảo, hay nói cách khác, bạn xem chú giải này của Ngài thì giống như bạn đã xem hơn 100 loại Kinh luận. Khi Ngài viết quyển sách này, tôi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, làm sao Ngài có thể nhớ được nhiều thứ đến như vậy? Bởi vì sau khi cách mạng văn hóa, tất cả những Kinh giáo trong đại lục gần như bị hủy diệt hết, Ngài còn muốn những thứ này, tư liệu mà Ngài tham khảo từ nơi đâu mà có? Nếu nhờ vào sức nhớ thì thật là quá cừ khôi, không thể không bội phục. Tôi đến thăm viếng nhà của Ngài, trong nhà chất rất nhiều sách, bạn bè gởi đến để ở trong nhà của Ngài, quả nhiên Ngài đều dùng đến. Ngài không có sách, nhưng bạn bè có một đống to sách Kinh Phật gởi trong nhà của Ngài. Cho nên, sau khi tôi thấy rồi, tôi nói: “Tôi tặng một bộ “Đại Tạng Kinh” cho Ngài”. Ngài nói: “Không cần đâu, đủ dùng rồi”. Cảm ứng không thể nghĩ bàn! Làm gì mà gặp được may mắn đến như vậy? Tặng nhiều sách đến như vậy, quả nhiên đều hữu dụng. Chúng ta đối với bổn hội tập này, đối với chú giải này còn có thể không tin tưởng hay sao? Bạn vừa thấy ra như vậy, thật là Phật Bồ Tát gia trì. Ngài phát tâm làm chú giải, tư liệu tham khảo Phật Bồ Tát liền đưa đến, dù bạn có đi thu tập cũng không thể thu tập nhiều đến như vậy. Thật là cảm ứng không thể nghĩ bàn! Các vị phải nên biết, nhà Phật hoằng truyền không nói cảm ứng, không nói thần thông. Cảm ứng thần thông chắc chắn là có, đây là gì vậy? Đây là thành tích tu học của chúng ta. Thế nhưng chúng ta quyết định không nên chấp trước, chấp trước thì hỏng rồi, liền biến thành ma chướng. Cảm ứng thần thông nhất định là có. Tôi đến nhà của Ngài, vừa tham quan, tôi liền hiểu rõ đây không phải sức người có thể làm được. Vấn đề giáo thì giải quyết rồi, đó là dẫn cứ Kinh điển.
● Loại biện tài thứ hai là “Nghĩa vô ngại”.
“Nghĩa” là lý luận, đạo lý hàm chứa trong văn tự Kinh điển. Bạn phải thông đạt vô ngại, hàm chứa đạo lý sâu rộng vô tận. Việc này phải có công phu. Nếu không có công phu thì pháp vô ngại có lẽ bạn có thể làm đến được, bạn đem lý trong đây tra ra được rõ ràng, đều có thể giảng giải được tốt, một câu một chữ đều không có chướng ngại, thế nhưng nghĩa lý hàm chứa trong đó thì khó, cho dù bạn có tra sách tham khảo hay tra tự điển cũng không ra. Cái này là cảnh giới ngộ nhập của bạn. Cảnh giới này, nếu như là người thật dụng công, sau nhiều năm sẽ tăng thêm, mỗi năm đều không như nhau, khi giảng Kinh sẽ rất dễ dàng thấy ra được.