/ 374
444

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 157

Nguyện thứ ba mươi ba:  “Quang Minh Huệ Biện Nguyện”

Kinh văn: "Thân đảnh giai hữu quang minh chiếu diệu, thành tựu nhất thiết trí tuệ, hoạch đắc vô biên biện tài".

Chúng ta đem nguyện phía sau đọc qua: "Thiện đàm chư pháp bí yếu, thuyết kinh hành đạo, ngữ như chung thinh, nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác". Phía trước nguyện thứ 33, bên trên chúng ta đã từng đọc qua câu "Bỉ Phật thọ mạng vô lượng, quốc trung thiên nhân", cũng chính là nói người vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc có thọ mạng cũng vô lượng giống như A Di Đà Phật. Phật có quang minh vô lượng, cho nên người của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cho dù là người cõi Phàm Thánh hạ hạ phẩm vãng sanh cũng "thân đảnh hữu quang minh chiếu diệu". Từ ngay chỗ này, chúng ta có thể thấy ra được Thế giới Cực Lạc đích thực là pháp giới bình đẳng.

"Thân đảnh hữu quang minh". Chỗ này cần phải chú ý đến, thân là thân quang. Chúng ta ở một số nơi xem thấy họa tượng của Phật, họa tượng bên cạnh thân của Phật thảy đều có ánh sang. Đảnh hữu viên quang, thân quang là cái ý này.

"Quang" đại biểu cho trí tuệ. Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, A Di Đà Phật thân đảnh quang trung đều có thể hóa hiện vô lượng vô biên chư Phật, Phật lại phóng quang, biến chiếu hư không pháp giới tất cả chúng sanh. Bạn từ ngay chỗ này mà xem thấy, cảnh quan này thật là thù thắng. Phật như vậy, người sanh đến nơi đó cũng là như vậy. Loại cảnh tượng này rốt cuộc từ nơi đâu mà có? Phật có loại cảnh tượng này, đại khái chúng ta không cảm thấy hi kỳ. Phật là chứng được quả vị viên mãn, hay nói cách khác, kiến tư phiền não đoạn tận, trần sa phiền não cũng đoạn tận, vô minh phiền não cũng tận, đương nhiên tự tánh đầy đủ ánh sáng của trí Bát Nhã cũng là tròn đầy viên mãn hiển thị ra. Đây là người xưa đã nói "nội quang phát ngoại", phát hiện ra bên ngoài. Cái quang này biến chiếu pháp giới, cho nên gọi là "quang minh chiếu diệu". Thế Tôn ở trong Kinh Đại Thừa thường hay nói với chúng ta, quang chiếu của Phật cũng chính là nói tự tánh của chúng ta vốn đầy đủ trí quang Bát Nhã. Không chỉ trí quang, mà đức năng, tướng hảo thảy đều viên mãn đầy đủ.

Chúng ta ngày nay tại vì sao thành ra như thế này? Chúng ta đem trí quang của chính mình chuyển biến thành vô lượng vô biên phiền não tập khí. Cho nên bạn muốn hỏi, trí quang Bát Nhã của bạn ở đâu rồi? Chính là phiền não tập khí của bạn. Bạn đem nó biến thành phiền não tập khí, đem đức năng của bạn biến thành hình thái ngu ngờ của chúng ta hiện tại, tướng hảo biến thành thân tướng thô xấu. Tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ đức tướng, thế nhưng ngày nay chúng ta đem nó biến thành ra như thế này, thật rất bi ai! Phật dạy chúng ta không gì khác là hồi phục Bát Nhã trí tuệ đức tướng của tự tánh mà thôi. Chúng ta phải tường tận. Phật nói với chúng ta, tại vì sao chúng ta có thể biến thành ra như thế này? Đây là điều rất bất hạnh, vô lượng kiếp trước mê mất đi tự tánh, mê mất đi trí tuệ, cho nên biến thành phiền não; mê mất đi đức tướng, cho nên biến thành thân thể hữu lậu hiện tại này của chúng ta. Phật cùng Pháp Thân Đại Sĩ giác ngộ rồi, liền đem cái thân tướng hữu lậu hồi phục đến tự tánh. Tánh đức viên mãn hiện tiền chính là sự việc như vậy mà thôi.

Chúng ta hiện tại mỗi một vị đồng tu đều rất là ngưỡng mộ trí tuệ của Phật Bồ Tát, ngưỡng mộ tướng hảo của Phật Bồ Tát. Phật đích thực dạy bảo chúng ta, chúng ta phải có thể nghe hiểu, phải có thể lý giải, phải có thể tin tưởng, phải có thể y giáo phụng hành. Y giáo phụng hành là gì? Nỗ lực đi chuyển cảnh giới. Chúng ta mê được quá lâu rồi, mê được quá sâu rồi, chuyển cảnh giới làm gì mà dễ dàng như vậy? Thế nhưng không thể không chuyển, nếu không chuyển thì bạn không thể thành tựu, bạn vẫn cứ là phải luân hồi sáu cõi. Sáu cõi luân hồi là quá đáng sợ, chúng ta không thể không biết.

Việc lớn thứ nhất là khai mở trí tuệ. Trí tuệ từ chỗ nào mà khai mở? Từ tâm thanh tịnh mà khai mở. Làm thế nào được tâm thanh tịnh? Buông xả duyên lự thì tâm của bạn mới được thanh tịnh. Chúng ta có thể chân thật buông xả hay không? Vào thời xưa, hoàn cảnh tu học tốt, mê hoặc ngoài thân ít, cho nên tương đối dễ dàng thành tựu. Hiện tại chúng ta học Phật, thực tế mà nói là đại nạn, tâm của chúng ta không thể định lại. Nếu như chúng ta hơi lưu ý một chút thì chúng ta liền sẽ phát hiện. Người xưa đã nói: "Phụ bất phụ, tử bất tử". Xã hội này ngày nay là như vậy. Tiên sinh Phương Đông Mỹ năm xưa nói với tôi (lời nói này là sắp gần 50 năm trước, đã nửa thế kỷ rồi, khi tôi học triết học với lão sư Ngài, muốn đến trường học để nghe bài giảng của thầy): “Trường học ngày nay, tiên sinh không giống tiên sinh, học trò không giống học trò”. Ngay lúc đó, tôi nghe lời nói này rất không dễ gì thể hội được ý nghĩa này, nhưng hiện tại tôi hoàn toàn tường tận. Hiện tại cả thảy xã hội, chân thật là tiên sinh không giống tiên sinh, học trò không giống học trò. Chúng ta muốn học gì đó, rốt cuộc theo học với ai thì không biết được, vậy bạn còn có thể học ra được hay sao? Bạn nói: “Tôi theo vị thầy này học”, điều này thì chưa thấy được, người khác nói vài câu thì bạn nghe lời họ, lập tức liền đi theo họ, bội sư phản đạo. Thế nhưng cái tội danh này không nên gán cho bạn, vì sao vậy? Bạn vốn dĩ không hề xem người đó là thầy giáo thì làm gì có bội thầy phản đạo chứ? Bạn vốn dĩ không có thầy, bạn cũng không có đạo. Người bội thầy phản đạo, họ còn có thầy, họ còn có đạo, còn hiện tại là bạn căn bản ngay thầy và đạo đều không có, vậy thì bạn bội cái gì, phản cái gì? Cho nên nói, bội thầy phản đạo đó là tôn trọng họ, đề cao họ, cho dù bất cứ người nào nói cũng đều nghe.

/ 374