/ 374
488

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 147

(Tập 147)

 

Nguyện thứ 25:

Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh tự, hoan hỉ tín nhạo, lễ bái quy mạng, dĩ thanh tịnh tâm, tu Bồ Tát hạnh, chư thiên thế nhân, mạc bất chí kính".

Phía trước, từ nguyện thứ 18 "mười niệm ắt sanh" cho đến “chánh nhân vãng sanh”, Đại đức xưa đều nói đây là trung tâm của 48 nguyện, cũng là căn bản đại nguyện của A Di Đà Phật. Nguyện thứ 19 cùng nguyện thứ 20, có thể nói là bổ sung của nguyện thứ 18, rất là quan trọng. Nguyện thứ 21 chính là nói chúng sanh trong đời quá khứ tạo tác tội nghiệp, hiện tiền tập khí rất nặng, nếu như có thể "sám hối, phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm", cũng có thể vãng sanh, sẽ không còn đọa ác đạo. Thế nhưng các vị phải ghi nhớ, như tôi đã nói qua phía trước, ở trong Kinh Đại Thừa, Thế Tôn mỗi giờ mỗi phút khuyên bảo chúng ta, nhắc nhở chúng ta phải "thâm giải nghĩa thú", nhất là không nên hiểu sai Kinh Phật.

Trong thời đại hiện nay, người hiểu sai Kinh Phật, người hiểu khác đi Kinh Phật, thực tế là rất nhiều. Cho nên, tuy là chúng ta cả đời cũng rất chăm chỉ nỗ lực tu học, nhưng đều không có được thành tựu như ngay trong tưởng tượng. Thậm chí, chúng ta cầu vãng sanh cũng đều không thể đạt được. Nguyên nhân này là do đâu? Chúng ta chính mình nhất định phải nghĩ sâu hơn, phải phản tỉnh, kiểm điểm, chắc chắn là chính mình đã hiểu sai, hiểu lầm ý nghĩa của Kinh điển.

Trong lúc giảng dạy tôi thường nói, miệng của bạn niệm A Di Đà Phật, miệng là thiện; thân mỗi ngày lạy Phật, thân là thiện, thế nhưng bạn có nghĩ đến ý niệm của mình hay không? Bạn có giữ tâm của chính mình? Tâm của bạn vẫn là tự tư tự lợi, ý niệm vẫn là tổn người lợi mình, có lúc bất tri bất giác, tâm bệnh tập khí thường hay phạm. Lỗi lầm mà bạn dễ phạm nhất là giải đãi lười biếng, đem việc chính đáng của mình lơ là đi. Việc chính đáng là gì? Đối với đồng tu xuất gia chúng ta, nghiên giáo niệm Phật là việc chính đáng của chúng ta. Nếu các vị phát tâm tương lai sẽ  hoằng pháp lợi sanh, thì nghiên giáo là bổn phận của bạn. Vì sao chúng tôi khuyên bạn mỗi tuần lễ đến Niệm Phật đường niệm Phật 36 giờ đồng hồ? Để bạn báo ân Phật, báo ân thường trụ, báo ân thí chủ. Phật dạy chúng ta tri ân báo ân, cho nên 36 giờ đồng hồ ở Niệm Phật đường này, chúng ta quyết không thể giải đãi. Khi giải đãi rồi thì chúng ta mất gốc, bạn còn có thể được chư Phật hộ niệm hay sao? Bạn còn có thể được sự ủng hộ của chúng thần hộ pháp hay sao? Không có sự hộ niệm của Phật, không có sự ủng hộ của chúng thần, bạn sẽ không thể khai ngộ, phiền não của bạn mỗi ngày vẫn thêm lớn, không phải là trí tuệ thêm lớn.

Thời kỳ Mạt Pháp học Phật, chúng ta ngay trong mỗi niệm đều phải cầu Tam Bảo gia trì. Người niệm Phật chúng ta nhất định không được buông lung, phải gắng sức mà dụng công, như vậy mới chính xác. Chúng ta quyết định không thể thoái tâm, phải biết tự độ độ người, nhân duyên chính ngay chỗ này. Nhân duyên hi hữu khó gặp, làm sao chúng ta có thể bỏ lỡ qua?

Một trăm năm là một thế kỷ, một ngàn năm là một đại thế kỷ, vậy là tính hết sổ, tính sổ với ai vậy? Tính sổ giữa người với người, báo ân báo oán, đòi nợ trả nợ; tính sổ giữa người với hoàn cảnh tự nhiên. Chúng ta ở trên cái địa cầu này do bởi vô tri, tự lợi, có lỗi với hoàn cảnh tự nhiên, cho nên có rất nhiều tai hại của thiên nhiên, đó là đại địa tính sổ với chúng ta. Ngoài ra còn có quỷ thần tính sổ với chúng ta. Ngày nay, có rất nhiều người trơ trơ như người gỗ, không biết giác ngộ, không biết lợi hại. Ngày trước nghe nói tháng tám có tai nạn, nên mọi người rất tinh tấn, chăm chỉ nỗ lực. Đây là việc tốt, hiện tượng tốt. Tai nạn cứ đến từng đợt, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, hy vọng chúng ta mỗi giờ mỗi phút đề cao cảnh giác, chăm chỉ nỗ lực mà niệm Phật.

Ngay trong hành môn, niệm Phật thù thắng không gì bằng. Niệm Phật có thể tiêu nghiệp chướng, có thể khai cửa ngộ. Chúng ta niệm bằng cách nào? Không phải chỉ là niệm trên miệng, mà trong tâm phải có Phật. Trên miệng niệm Phật, trong tâm không có Phật, vậy thì không có hiệu quả, không có cảm ứng. "Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn", người xưa nói, "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công". Trong tâm có Phật, ngay trong hành vi có Phật, trong đời sống có Phật, ngay trong công việc có Phật, trong đối nhân xử thế tiếp vật, đều phải có Phật. Đây mới gọi là người chân thật niệm Phật. Cách niệm Phật này, người xưa đã nói: "Vạn người tu vạn người đi". Cho nên, mỗi câu mỗi chữ đều bao hàm vô lượng nghĩa, chúng ta nhất định phải hiểu sâu, hiểu cạn thì không được. Hiểu cạn thì chúng ta được lợi ích cạn, hiểu sâu thì chúng ta được lợi ích sâu.

/ 374