/ 374
712

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 113

13. Nguyện thứ mười ba, “QUANG MINH VÔ LƯỢNG NGUYỆN”

Kinh văn: “Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng, phổ chiếu thập phương, tuyệt thắng chư Phật, thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên vạn ức bội”.

Đoạn này là nguyện thứ mười ba: “Quang minh vô lượng nguyện”. Cổ đức nói với chúng ta là nguyện thứ mười ba cùng nguyện thứ mười lăm phía sau - “Thọ mạng vô lượng”, chúng ta đọc được ở trên Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật nghĩa là vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Hai nguyện này chúng ta ở ngay chỗ này xem thấy, Đại Sư Tiểu Viễn (trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng có hai vị Đại Sư Huệ Viễn, đó là Đại Sư Viễn Công ở thời đại Đông Tấn, là sơ tổ của Tịnh Độ chúng ta; vào thời Tùy Đường cũng có một vị Pháp sư Huệ Viễn, trong lịch sử Phật giáo cũng có địa vị rất cao, có tiếng tăm, trong lịch sử gọi Ngài là tiểu Huệ Viễn), Ngài đã chú giải cho “Kinh Vô Lượng Thọ”, gọi là “Tịnh Ảnh Sớ”. Trong chú giải của Ngài, Ngài cho rằng “quang minh vô lượng” cùng “thọ mạng vô lượng” đều là nói pháp thân. Cách nói này rất hay. Cũng có cổ đức nói, hai nguyện này là báo thân. Thực tế mà nói, ở trên cảnh giới quả địa Như Lai, ba thân là một thể, một tức là ba, ba tức là một, không chỉ báo thân, pháp thân, mà ngay đến ứng hóa thân cũng đều thuộc về “quang minh vô lượng”“thọ mạng vô lượng”. Ý này ở pháp thân và báo thân thì tương đối thể hội, ở ứng hóa thân thì tương đối khó thể hội, nhưng tỉ mỉ mà quán sát, tỉ mỉ mà tư duy thì có thể tường tận.

Chúng ta xem Kinh văn: Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng. Hoằng nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng phát ra là khi làm Phật phải có quang minh vô lượng. Thực tế mà nói, Bồ Tát thành Phật đều có quang minh, thế nhưng quang minh có hạn lượng, chỉ có A Di Đà Phật quang minh là vô lượng. Tại vì sao Như Lai ở trên quả địa có sự khác biệt lớn đến như vậy? Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Từ đây cho thấy, không luận là thế pháp hay Phật pháp, luôn không rời khỏi nhân quả. Các vị đồng tu, đặc biệt là các vị đồng tu học giáo lý nhất định phải nên hiểu, lý luôn không ngoài tâm tánh, sự luôn không ngoài nhân quả. Pháp thân là lý, vậy không có lời nào để nói rồi. Tất cả chư Phật Như Lai, lấy pháp thân để nói, quang minh và thọ mạng đích thực đều là vô lượng, thế nhưng báo thân của Phật thì không như vậy. Báo thân là gì vậy? Báo thân là sự, báo thân đích thực có thân tướng. Phàm hễ có tướng, tướng trạng, tướng mạo thì đều là thuộc về sự. Sự không trái với nhân quả. Như Lai ở trên quả địa trí tuệ không như nhau, nguyên nhân chính là do nguyện phát ra không như nhau. Hoằng nguyện của Bồ Tát đích thực là sâu rộng vô hạn, thế nhưng có số lượng. Cũng giống như chúng ta ngay hiện tiền phát nguyện vậy, nguyện tâm của chúng ta phát ra, thực tế mà nói là quá nhỏ, quá hẹp, mỗi nguyện đều là vì chính mình, cho nên không thể thành tựu.

Trên Phật Kinh, chúng ta đọc không sai: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nhưng xem thấy chúng sanh này không vừa mắt, xem thấy chúng sanh kia ghét bỏ. Do đây có thể biết, bạn đọc đó là nguyện của người khác, không phải nguyện của chính mình, chính mình không có nguyện này, cũng chính là bình thường nói có miệng không có tâm. Cho nên, tu học của chúng ta, tóm lại mà nói, đến sau cùng đều trống không, nghiên giáo không thể khai giải, cũng chính là nói không hiểu chân thật nghĩa của Như Lai; tu hành công phu không có lực, không có công phu chân thật, niệm Phật thì không cần nói không có được nhất tâm, mà công phu thành khối cũng không có được. Đây là do nguyên nhân gì? Phát tâm quá nhỏ, không hề phát ra cái tâm rộng lớn.

Nếu như chúng ta phát tâm vì khu vực này, thì chúng ta nhất định sẽ tôn trọng nhân dân ở trong khu vực này, nhất định phải yêu thương họ, nhất định phải dùng tâm chân thành chí thiện để đối đãi. Tâm lượng này không xem là lớn, bạn chẳng qua vì khu vực này. Mở rộng hơn vì một quốc gia, mở rộng lớn hơn vì một thế giới, nếu như có thể phát tâm vì chúng sanh toàn thế giới mà tu học, chân thật đem tất cả tu học của chính mình phụng hiến cho chúng sanh toàn thế giới, dùng lời hiện đại mà nói, vì chúng sanh toàn thế giới phục vụ, bạn tất nhiên sẽ tôn trọng tất cả chúng sanh, thương yêu tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh vô điều kiện. Thế gian này chủng tộc khác nhau rất nhiều, văn hóa khác nhau, tư tưởng khác nhau, phương thức đời sống khác nhau, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, bạn đều có thể bao dung. Bạn có tâm lượng lớn như vậy, vì một thế giới (tức là một địa cầu) nhưng vẫn cứ là rất nhỏ, hay nói cách khác, chúng ta tu học không thể thành được việc lớn.

/ 374